• Trang chủ
  • Thực phẩm chay
    • Thực phẩm tươi
    • Chế biến sẵn
    • Gia vị
  • Góc bếp
    • Món chay dễ làm
    • Thực đơn chay
  • Thực dưỡng
  • Tin ăn chay
    • Cẩm nang sức khỏe
    • Địa điểm ăn chay
    • Ẩm thực chay thế giới
  • Góc thiện nguyện
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Ăn Chay Sống Khỏe
Theo đuổi lối sống xanh
Author

Minh Tuệ

Minh Tuệ

Từng là người nghiện đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu mỡ, hiểu được những “rắc rối” của nhiều người khi ăn chay, mình muốn chia sẻ với các bạn “thư viện nhỏ” này với các công thức đồ chay ngon, chế độ ăn chay hữu ích…

Món chay dễ làm

Cách Nấu Chè Rong Sụn Siêu Ngon Giải Nhiệt Ngày Hè

by Minh Tuệ 7 Tháng 6, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Cách nấu chè rong sụn là cụm từ khóa được tìm kiếm rất nhiều vào những ngày hè. Đừng bỏ lỡ top 5 món chè siêu ngon từ rong sụn đánh tan cái nắng mùa hè dưới đây.

Cách nấu chè rong sụn táo đỏ

Nguyên liệu

  • 100g táo đỏ
  • 200g rong sụn khô
  • 100g long nhãn
  • 150g đường phèn
  • 50g hạt thông
  • 150g đường kính
  • Nước cốt chanh
  • Đá viên

Cách nấu chè rong sụn táo đỏ

  • Cho long nhãn và táo đỏ vào trong 2 bát nước riêng biệt trong khoảng nửa tiếng đợi nở mềm.
  • Xả rong sụn trực tiếp dưới vòi nước cho đến khi rong sụn mềm.
  • Cho rong sụn vào trong âu nước, thêm nước cốt chanh, cho vài viên đá lạnh để loại bỏ mùi tanh. Sau khi ngâm xong tiếp tục xả lại với nước.
  • Cho 500ml nước vào nồi, cho đường kính vào, thêm rong sụn. Cho nồi vào ngăn mát tủ lạnh để giúp rong sụn giữ được độ giòn.
  • Cho đường phèn vào nồi, thêm 1 lít nước, bắc lên bếp đun sôi.
  • Cho táo đỏ vào nồi, nấu cho đến khi táo nở mềm, thường mất khoảng 20 phút.
  • Cho long nhãn, hạt thông vào nồi, tiếp tục đun cho các nguyên liệu chín hết. Tắt bếp, đợi nguội.
  • Cho rong sụn vào cùng hỗn hợp chè, để mát, khuấy đều là đã có thể thưởng thức.
Chè rong sụn táo đỏ long nhãn

Chè rong sụn táo đỏ có hương vị thanh mát

Cách làm chè rong sụn đậu xanh

Nguyên liệu

  • 200g đậu xanh
  • 100g rong sụn
  • 100g đường cát
  • 1 bát nước đường
  • 1 ống vani

Các bước nấu chè rong sụn đậu xanh

  • Xả rong sụn trực tiếp dưới vòi nước, cho bớt vị mặn.
  • Cho đậu xanh vào âu nước ngâm khoảng 3 tiếng cho đến khi nở mềm.
  • Cho đậu xanh vào nồi nước, bắc lên bếp nấu cho chín.
  • Cho rong sụn, nước đường, 50g đường cát vào nồi khác, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi đậu xanh nở mềm, cho 50g đường cát còn lại vào, cho thêm ống vani.
  • Cho rong sụn đã nấu vào nồi đậu xanh, khuấy đều và thưởng thức.
Chè đậu xanh rong sụn thanh nhiệt

Cách nấu chè đậu xanh rong sụn tương đối đơn giản

Cách nấu chè rong sụn hạt sen

Nguyên liệu

  • 70g hạt sen khô
  • 50g rong sụn
  • 170g đường phèn

Cách làm chè rong sụn hạt sen

  • Rửa hạt sen, ngâm trong nước ấm khoảng 3 tiếng cho hạt sen nở mềm.
  • Sau đó cho hạt sen vào nồi thêm khoảng 1 lít nước, bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ. Hạt sen chín mềm thì vớt ra ngoài, loại bỏ tim sen.
  • Xả rong sụn dưới vòi nước cho bớt vị mặn.
  • Bắc nồi 800ml nước lên bếp đun sôi, cho rong sụn vào nấu khoảng 1 phút, vớt ra ngoài để cho ráo nước.
  • Cho đường phèn vào nồi nước luộc hạt sen, khuấy đều cho đường tan.
  • Cho hạt sen, rong sụn vào nồi, khuấy đều. Khi thưởng thức múc chè ra bát, thêm đá viên vào.
chè hạt sen rong sụn

Chè hạt sen rong sụn đặc biệt tốt cho sức khỏe

Cách nấu chè rong sụn củ năng

Nguyên liệu

  • 50g rong sụn
  • 50g nhãn nhục
  • 100g củ năng
  • 150g đường cát

Cách làm chè củ năng rong sụn

  • Xả rong sụn dưới vòi nước cho mềm và bớt vị mặn. Cho rong sụn vào nước ấm rồi vớt ra, để ráo.
  • Rửa sạch nhãn nhục, ngâm với nước rồi rửa sạch.
  • Gọt vỏ củ năng, rửa sạch, cắt thành từng miếng.
  • Cho nửa lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Cho 50g đường vào khuấy tan, tắt bếp để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Cho rong sụn vào ngâm nước đường khoảng 30 phút.
  • Cho 1 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi, cho phần đường còn lại vào nấu tan. Cho củ năng vào nấu cùng khoảng 30 phút, tắt bếp.
  • Cho nhãn nhục vào nồi nước nấu củ năng, cho rong sụn vào cùng.
  • Cho chè vào ngăn mát tủ lạnh hoặc cho thêm vài viên đá để thưởng thức.
chè củ năng rong sụn

Chè củ năng rong sụn thanh mát, giải nhiệt hiệu quả

Cách nấu chè rong sụn hạt é mủ trôm

Nguyên liệu

  • 10g mủ trôm
  • 1 nhúm nhỏ hạt é
  • 50g rong sụn
  • 2 nhánh lá dứa
  • 50g nhãn nhục
  • 4 viên đường phèn

Cách làm

  • Cho mủ trôm vào âu, thêm 1 lít nước. Tốt nhất nên ngâm qua đêm để mủ trôm nở hoàn toàn. Không nên ngâm với nước ấm. Dùng rây lọc bỏ nước ngâm, để mủ trôm ráo.
  • Ngâm hạt é với nước lọc cho nở đều. Hạt é nở khá nhanh nên chỉ cần ngâm trước lúc nấu.
  • Xả rong sụn dưới nước nhiều lần để giảm độ mặn.
  • Rửa sạch lá dứa, cắt khúc.
  • Cho nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Nước sôi giảm lửa, cho lá dứa và đường phèn vào đun với lửa nhỏ. Khi đường tan hoàn toàn, cho nhãn nhục vào, tắt bếp để nguội.
  • Cho rong sụn, mủ trôm, hạt é vào hỗn hợp nước đường và nhãn nhục. Múc ra ly nhỏ và thêm đá để thưởng thức ngon miệng hơn.

Rong sụn, hạt é kết hợp cùng mủ trôm, nhãn nhục là thức uống giải khát tuyệt vời

Rong sụn chè sâm bổ lượng

Nguyên liệu

  • 100g táo đỏ
  • 150g phổ tai
  • 100g rong sụn
  • 100g hạt ý dĩ
  • 200g hạt sen khô
  • 1 củ sen tươi
  • 100g nhãn nhục
  • Đường phèn

Cách nấu sâm bổ lượng với rong sụn

  • Rửa sạch phổ tai, ngâm với nước khoảng 4 tiếng, cho vào nồi đun sôi. Vớt phổ tai ra ngoài,c cắt thành sợi.
  • Ngâm riêng từng loại hạt ý dĩ, nhãn nhục với nước nóng, rửa lại với nước lạnh.
  • Xả rong sụn dưới vòi nước cho đến khi rong sụn mềm.
  • Cho hạt ý dĩ vào nồi bắc lên bếp ninh mềm, rửa lại vài lần nước lạnh.
  • Ngâm hạt sen cho đến khi nở mềm, cho vào nồi có 500ml nước bắc lên bếp ninh.
  • Cho 100g đường phèn vào nồi hạt sen, ninh thêm vài phút, tắt bếp.
  • Bỏ vỏ củ sen, cắt thành lát mỏng ngâm với nước muối pha loãng để không bị thâm, rửa sạch. Cho củ sen vào nồi 300ml nước và 50g đường phèn bắc lên bếp ninh cho chín ngấm đường.
  • Bắc nồi nước khác lên bếp, cho hỗn hợp hạt sen, củ sen vào. Cho tiếp hạt ý dĩ, phổ tai, táo đỏ vào. Nêm nếm lại cho vị ngọt vừa ăn, tắt bếp.
  • Cho nhãn nhục vào cùng là đã hoàn thành món sâm bổ lượng bổ dưỡng.
sâm bổ lượng thanh mát

Cách nấu sâm bổ lượng với rong sụn ngon như ngoài hàng cực đơn giản

Người không nên ăn chè rong sụn

Người có tỳ vị hư hàn

Rong sụn có tính hàn, do đó người có tỳ vị hư hàn, đang cảm lạnh, tiêu chảy không nên ăn các món ăn chế biến từ rong sụn, đặc biệt là chè. Bởi sử dụng chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, thậm chí bị ngộ độc.

Người mắc bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp cũng không nên sử dụng nhiều chè rong sụn. Bởi trong rong sụn có chứa i-ốt sẽ khiến tình hình bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người đang mang thai, người cho con bú, trẻ nhỏ cũng cần sử dụng chè rong sụn với liều lượng phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

Một số lưu ý khi thực hiện cách nấu chè rong sụn

  • Chỉ nên rửa rong sụn với nước lạnh, không nên ngâm với nước ấm. Vì khi ngâm với nước ấm, rong sụn sẽ bị nhũn, mất đi độ giòn.
  • Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng chỉ nên dùng chè rong sụn 2-3 lần/tuần.
  • Đối với chè rong sụn còn, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị thơm ngon. Tốt nhất chỉ nên bảo quản trong vòng 2-3 ngày, không nên để chè rong sụn trong tủ lạnh quá lâu.
7 Tháng 6, 2022 0 Bình luận
5 FacebookTwitterPinterestEmail
rong sụn là gì
Thực phẩm tươi

Rong Sụn Là Gì? Vì Sao Nhiều Người Tìm Hiểu Đến Vậy?

by Minh Tuệ 27 Tháng 5, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Rong sụn là gì? Có thành phần dinh dưỡng, công dụng ra sao? Là những tin tức thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trong thời gian gần đây trên các diễn đàn ăn chay. Ăn Chay Sống Khỏe sẽ tháo gỡ những “tơ lòng” và cung cấp tất tần tật thông tin liên quan đến loại rong này.

Rong sụn là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Rong sụn được dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon như chè, thạch rau câu, xào, gỏi (nộm), canh… Không chỉ có hương vị thơm ngon, điều bất ngờ là rong sụn có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Rong sụn là gì?

Rong sụn tiếng Anh là gì? Rong sụn có tên khoa học là Kappaphycus alvarezii syn. K. cottonii. Đây là loại thực vật thuộc ngành tảo đỏ. Loại rong này thường sinh trưởng ở vùng nước đối lưu, chuyển tiếp có độ mặn cao. Đặc điểm sinh học rong sụn phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 28 độ C. Chúng có vòng đời khá ngắn, chỉ xuất hiện từ 5-7 ngày rồi lụi tàn.

Về mùi vị, rong sụn sau khi làm sạch, không có vị, thường khá nhạt. Nhưng rong biển có mùi nước biển khá nặng. Tuy nhiên, không nồng bằng phổ tai, rong mơ, đặc biệt là không tanh như các loại rong chế biến sushi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến rong sụn được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Rong sụn còn có độ giòn dai, màu trắng đặc trưng. Khi sử dụng chế biến chung với các nguyên liệu khác càng tăng thêm giá trị dinh dưỡng.

hình ảnh rong sụn

Hình ảnh rong sụn thực tế

Rong sụn có những loại nào?

Do có sẵn vị mặn của muối biển nên rong biển sụn không cần dùng chất bảo quản. Rong sụn thường được phân loại dựa theo cách thức bảo quản. Hiện, rong sụn được phân thành các loại cơ bản sau:

  • Rong sụn tươi (chưa qua sơ chế, đã được tẩm ướp muối tinh)
  • Rong sụn gai (rong sụn tươi, vớt lên phơi 4 nắng)
  • Rong sụn khô (đã sấy)
  • Rong sụn vụn
  • Rong sụn bột

Mỗi loại sẽ được dùng chế biến thành những món ngon khác nhau. Đồng thời cách và thời gian sơ chế cũng khác nhau.

Giá trị dinh dưỡng rong sụn

Rong sụn được nhiều người ví là thần dược bởi thành phần dinh dưỡng của loại rong nhỏ bé này vô cùng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết hết.

  • Protein: Trung bình 5 – 22% của rong sụn là Protein. Thành phần này tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và môi trường sống. Theo nghiên cứu, hàm lượng Protein của rong sụn đạt cực đỉnh trong thời gian sinh sản.
  • Vitamin: Rong sụn có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, C, D, E… Hàm lượng vitamin có trong rong sụn cao hơn cả trong rau củ. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A trong rong sụn cao gấp 3 lần trong cà rốt, gấp 10 lần so với bơ.
  • Nước: Nước trong rong sụn chiếm gần 80-90% và hàm lượng sẽ giảm dần theo số giờ sinh trưởng.
  • Chất xơ: Rong sụn là nguồn chứa chất xơ và khoáng vi lượng iot khá cao.
  • Axit amin: Rong sụn có chứa đến 13-20 loại axit amin khác nhau.
  • Chất khoáng đa lượng: Loại rong này có chứa nhiều khoáng đa lượng như canxi, natri, magie, kali, clo, sulphur… Đặc biệt, lượng canxi có trong rong sụn thậm chí cao hơn cả trong sữa bò.
  • Sắc tố: Rong sụn có chứa các loại sắc tố diệp lục, vàng, xanh lam. Tuy nhiên, những loại sắc tố này đều bị tẩy bằng phương pháp phơi nắng.

Công dụng của rong sụn

Với thành phần dinh dưỡng của rong sụn trên, loại thực phẩm này có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Rong sụn cung cấp dưỡng chất cho trẻ em, người lớn tuổi, người bệnh mới phục hồi, phụ nữ mang thai và sau sinh…  

1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Sở hữu hàm lượng chất xơ cao, rong sụn đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, rong sụn thường được chế biến thành nhiều món ăn để nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón.

2. Giải khát, giải nhiệt tốt

Chứa hàm lượng nước cao nên rong sụn được xem là lựa chọn số 1 cho giải khát. Có thể thấy rong sụn được dùng nấu thành các món chè, thạch rau cả khá phổ biến để làm mát, thanh lọc cơ thể.

3. Chống viêm, điều trị bệnh hô hấp

Rong sụn có chứa Cacbon hydrat – loại chất có khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả. Bên cạnh đó, magie trong rong sụn có tác dụng điều trị hen suyễn và chứng nhức đầu. Để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp cho các thành viên gia đình, bạn nên bổ sung rong sụn vào thực đơn.

4. Ngừa bệnh bướu cổ

Nhờ hàm lượng iot, rong sụn có tác dụng phòng và điều trị bệnh bướu cổ, những bệnh tuyến giáp. Các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên dùng rong sụn đúng liều lượng sẽ cải thiện tình trạng bệnh.

5. Giảm mụn, làm mờ nếp nhăn

Trong rong sụn có Fertile-clement – dưỡng chất có tác dụng tiêu độc, hỗ trợ lưu thông máu. Cùng với các loại vitamin, rong sụn có tác dụng giảm mụn, xóa mờ nếp nhăn, trẻ hóa làn da. Cũng không lạ vì sao chị em phụ nữ rất ưa chuộng rong sụn.

rong sụn có tốt không

Rong sụn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp

6. Giúp hạ huyết áp

Nhờ vào nhiều khoáng chất, canxi, rong sụn có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp tuyệt vời. Những người huyết áp cao nên sử dụng rong sụn thường xuyên để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

7. Phòng ngựa trẻ em bị dị tật bẩm sinh

Các nhà khoa học cũng nghiên cứu ra rong sụn có chứa axit folic. Axit folic là chất giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Dưỡng chất này còn hỗ trợ trẻ tăng cân, hạn chế suy dinh dưỡng và ngăn ngừa bị dị tật bẩm sinh.

8. Chống ung thư

Đặc biệt, có thể nhiều người chưa biết trong sụn biển còn tồn tại Lignans. Lignans có khả năng làm ức chế sự biến thành và phát triển của các khối u. Vì thế, rong biển được xem là vị thuốc tự nhiên giúp giảm thiểu sự lây lan của các tế bào ung thư.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng rong sụn

Sau khi biết được rong sụn là gì, chúng ta cần tìm hiểu thêm về một số lưu ý khi sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo bạn dùng rong sụn đúng cách, phát huy hết tác dụng. 

Cách ngâm

Rong sụn khi mua về nên ngâm với nước lạnh. Nếu ngâm với nước ấm, rong sẽ mềm ra và tan dần. Rong sụn lúc này cũng sẽ không giữ được hình dáng, độ giòn ban đầu nữa.

Đối tượng sử dụng

Rong sụn là thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng. Rong biển tốt cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người suy nhược cơ thể. Những người béo phì, máu nhiễm mỡ, tim mạch, hay táo bón cũng nên sử dụng rong sụn.

Liều lượng

Mặc dù mang nhiều lợi ích nhưng khi sử dụng rong sụn bạn cũng cần cân nhắc liều lượng vừa phải. Rong sụn không phải thuốc chữa bệnh, đây là thực phẩm bổ sung. Nên dùng khoảng 2-3 lần/tuần, tránh dùng quá nhiều gây mất cân bằng dinh dưỡng. Tốt nhất, những người có bệnh lý nên sử dụng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ.

Những ai không nên dùng rong sụn?

Rong sụn có tính hàn nên những người bị lạnh trong người, tỳ vị hư nhược, đang tiêu chảy nên hạn chế.

Một số câu hỏi thường gặp về rong sụn

Rong sụn bao nhiêu calo?

Rong biển chứa ít calo, chất béo, nhiều chất xơ. Loại rong này hoàn toàn phù hợp với các đối tượng ăn kiêng giảm cân. Sử dụng rong sụn không lo sợ thừa calo, dẫn đến tăng cân.

Rong sụn làm gì ngon?

Rong sụn được dùng chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Có thể kể đến một số món ăn từ rong sụn như chè đậu xanh rong sụn, chè táo đỏ rong sụn, chè rau câu táo nhãn, mứt rong sụn tẩm nước cốt dừa, chè hạt sen rong sụn, chè khoai sọ rong sụn, gỏi ngũ sắc, nộm rong sụn chua ngọt, canh rong sụn, rau câu rong sụn, nấm xào rong sụn, salad rong sụn, nộm bách hoa rong sụn, rong sụn ngâm sả tắc, chè sâm bổ lượng, chè Thái…

Gỏi rong sụn chay có hương vị thơm ngon

Gỏi rong sụn chay có hương vị thơm ngon

Bà bầu ăn rong sụn được không?

Bà bầu ăn rong sụn được không là thắc mắc thường gặp của rất nhiều người. Rong biển chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu. Có thể kể đến một số tác dụng nổi bật như:

  • Ngăn ngừa táo bón: Táo bón trong thời gian thai kỳ là tình trạng thường gặp. Rong biển chứa nhiều chất xơ từ đó hỗ trợ giảm táo bón, các vấn đề khác về tiêu hóa.
  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Rong biển là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào axit béo omega 3. Dưỡng chất này đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời, các dưỡng chất trong rong biển còn ngăn ngừa khuyết tật ở thai nhi.
  • Ngăn tình trạng chảy máu răng: Vitamin C trong rong sụn có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành collagen, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai

Tác hại của rong sụn

Vậy mẹ bầu có nên ăn rong sụn nhiều có tốt không? Ăn nhiều rong sụn có tốt không? Lưu ý, bà bầu không nên ăn rong sụn quá liều lượng. Bởi rất có thể dẫn đến những tình trạng không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.

Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai chỉ nên dùng khoảng 200mg rong sụn mỗi ngày. Bởi loại thực phẩm này có chứa nhiều iot rất có thể ảnh hưởng hoạt động tuyến giáp của mẹ bầu nếu dùng quá nhiều.

Rong sụn giá bao nhiêu?

Tùy vào từng loại rong sụn sẽ có những mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá của rong sụn hiện tại trên thị trường:

  • Rong sụn tươi: 50.000-60.000đ/kg
  • Rong sụn khô muối: 000-90.000đ/kg
  • Rong sụn gai: 300.000đ/kg
  • Rong sụn vụn: 40.000đ/kg
  • Bột rong vụn: 85.000đ/kg

Cách bảo quản rong sụn

  • Rong sụn tươi: Loại này là rong tươi 100%, nên dùng liền hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-4 ngày. Bạn chỉ cần chuẩn bị cái hộp hoặc bao bì đựng thực phẩm rồi cho rong vào, đậy thật kín, để trong tủ lạnh nhiệt độ 1-4 độ C.
  • Rong sụn khô muối: Loại này đã được phơi qua với nắng, ướp thêm ít muối nên bảo quản được lâu hơn. Sau khi sử dụng, bạn bọc kín phần rong còn lại, bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ẩm ướt. Sử dụng tốt nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày đóng gói (thời gian có in rõ trên bao bì).
  • Rong sụn gai: Bảo quản rong sụn gai nơi khô ráo. Nếu rong sụn gai đã ngâm với nước mà chưa sử dụng có thể để nơi khô ráo hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bột rong sụn: Bọc kín trong túi, bảo quản nơi thoáng mát.

Cách làm rong sụn hết mặn

Rong sụn là thực phẩm dưới biển, đối với rong sụn khô còn được ướp qua với muối. Do đó, để giảm bớt độ mặn cho rong sụn, bạn nên xả trực tiếp chúng dưới vòi nước. Xả cho đến khi nào rong sụn được mềm tức là đã hết mặn.

Rong sụn khô bao lâu? Rong sụn khô ngâm khoảng 60 phút là đã mềm nên rửa lại với nước nhiều lần lúc này. Đối với loại không, chỉ nên ngâm tối đa đến 2 tiếng.

Rong sụn có phải là rau câu chân vịt không?

Rong sụn có phải rau câu chân vịt không

Rong sụn có phải rau câu chân vịt không?

Tìm hiểu rong sụn là gì, nhiều người thắc mắc rong sụn có phải rau câu chân vịt không. Vì đã có khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loại này.

Rong sụn

Rau câu chân vịt

Có hình dạng sợi tròn tròn, có gai, màu trắng, kết thành từng chùm.

Có hình dạng sợi dẹp, có hình thù giống chân vịt. Vì được hái trên san hô, nên rau câu chân vị thường có ít sạn, san hô bám vào.

Có đặc tính giòn nên thích hợp chế biến các món gỏi.

 

Có đặc tính giòn, dai, dẻo.

Rau câu chân vịt vẫn có thể dùng chế biến gỏi. Tuy nhiên, không có độ giòn nên sẽ kém ngon miệng hơn so với dùng rong sụn.

Rong sụn vẫn có thể dùng để nấu chè rau câu. Tuy nhiên, khi nấu rong sụn sẽ tan rất nhanh và tan hoàn toàn. Khi đông lại sẽ không cứng, giòn mà mềm và dai. Do đó, ít người dùng rong sụn nấu chè rau câu.

Thường dùng để nấu chè rau câu chân vịt. Khi nấu sợi rau câu chân vịt sẽ không tan hết mà vẫn còn những sợi trắng.

 

Bảng so sánh chi tiết rong sụn và rau câu chân vịt

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có lời giải đáp được rong sụn là gì. Khám phá được giá trị dinh dưỡng cực kỳ lớn của rong sụn, bạn đưa loại thực phẩm này vào thực đơn chứ? Hy vọng, bạn có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình từ “loại thuốc” tự nhiên này nhé.

 

 

 

27 Tháng 5, 2022 0 Bình luận
11 FacebookTwitterPinterestEmail
Cách nấu cháo gạo lứt chay giảm cân
Món chay dễ làm

Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Chay Giảm Cân Cực Đơn Giản Tại Nhà

by Minh Tuệ 21 Tháng 5, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Học cách nấu cháo gạo lứt chay giúp bạn có món ăn cực ngon miệng đãi cả nhà. Không chỉ vậy, món ăn này còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả được nhiều người săn đón. Cùng bỏ túi ngay top 11 món cháo gạo lứt chay thơm ngon “tẩm bổ” sức khỏe nào.

11 cách nấu cháo gạo lứt chay ăn ngon

Cách nấu cháo gạo lứt hạt sen

Cùng vào bếp trổ tài đổi vị thực đơn cho cả nhà với món cháo gạo lứt chay hạt sen. Bát cháo nóng hổi có hương thơm ngon tự nhiên từ hạt sen và nấm hòa quyện. Cùng màu sắc bắt mắt sẽ khiến mọi người thích thú.

Nguyên liệu

  • 100g gạo lứt
  • 50g hạt sen khô
  • 300g nấm bào ngư
  • Gia vị: Nước mắm chay, muối, hạt nêm, hành boa rô, dầu ăn

Cách nấu cháo gạo lứt chay hạt sen

  • Cho gạo lứt vào nồi, vo với nước rồi đổ ngập nước để ngâm qua đêm. Đây là cách để gạo nở khi nấu cháo sẽ chín nhừ mềm hơn.
  • Rửa sạch hạt sen khô, ngâm với nước qua đêm cho nở mềm. Rồi rửa hạt sen lại lần nữa, bắc lên bếp luộc cho chín mềm.
  • Rửa sạch nấm với nước muối pha loãng, vắt thật kỹ cho ráo hết nước. Cho ít dầu ăn vào chảo, bắc lên bếp đun sôi rồi cho nấm vào xào sơ qua.
  • Cho gạo lứt vào nồi nước luộc hạt sen vừa rồi, bắc lên ninh cháo.
  • Bắc chảo lên bếp, thêm 1 ít dầu ăn, đợi dầu nóng, cho hành boa rô vào phi thơm. Cho hạt sen, nấm vào xào, nêm ít muối, nước mắm chay, hạt nêm vào cùng, đảo đều.
  • Sau khoảng 30 phút, gạo đã chín nhừ, cho hạt sen và nấm xào vào cùng. Đảo đều rồi tiếp tục ninh thêm khoảng 15 phút, tắt bếp.

cháo gạo lứt hạt sen

Cháo gạo lứt chay hạt sen cho bé là món ăn dặm bổ dưỡng

Cách nấu cháo gạo lứt đậu đen giảm cân

Gạo lứt và đậu đen đều là những nguyên liệu thanh mát, cực tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, đây cũng là món ăn được nhiều tín đồ ăn chay yêu thích. Bởi cả 2 nguyên liệu này đều giàu chất xơ hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 100g gạo lứt
  • 100g đậu đen
  • Gia vị: Nước mắm chay, hạt nêm, muối

Cách nấu cháo gạo lứt chay đậu đen

  • Cho gạo lứt và đậu đen vào nồi, vo sạch với nước rồi ngâm qua đem cho nở mềm.
  • Cho thêm nước vào nồi, bắc lên bếp tiến hành ninh.
  • Khi đậu đen và gạo lứt nở, chín nhừ, bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Tắt bếp, thưởng thức cháo ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị.

cháo gạo lứt đậu đen

Cháo gạo lứt đậu đen có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách nấu cháo gạo lứt muối mè

Gạo lứt muối mè vốn là món ăn mà phần lớn các tín đồ giảm cân đều thích. Nếu bạn đã từng nấu cơm gạo lứt ăn cùng muối mè, thì hãy thử với món cháo này nhé. Cháo thơm ngon và hiệu quả giảm cân rất tốt.

Nguyên liệu

  • 100g gạo lứt
  • 300g đậu phộng
  • 200g mè trắng (hoặc mè đen đều được)
  • Gia vị: Muối, hạt nêm

Cách nấu cháo gạo lứt chay muối mè

  • Vo sạch gạo lứt, ngâm qua đêm để hạt gạo nở mềm khi ninh sẽ nhanh chín và nhừ hơn.
  • Cho gạo vào nồi, thêm ít muối, bắc lên bếp ninh nhừ.
  • Rang vàng đậu phộng và mè rồi giã nhỏ.
  • Khi cháo chín mềm, múc ra bát, rắc thêm lên trên đậu phộng và mè rang lên trên. Trộn đều và thưởng thức bát cháo gạo lứt chay muối mè nóng hổi.

cháo gạo lứt muối mè

Cháo gạo lứt muối mè là món ăn thực dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Cháo gạo lứt yến mạch

Sự kết hợp giữa gạo lứt và bột yến mạch tạo nên món cháo thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, món cháo này làm giảm mức cholesterol, tăng hàm lượng chất xơ. Nhờ đó, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 100g gạo lứt
  • 50g yến mạch
  • Gia vị: Muối, hạt nêm

Cách nấu cháo gạo lứt yến mạch

  • Vo sạch và ngâm gạo lứt trong nồi để qua đêm.
  • Cho gạo vào nồi, đổ nhiều nước, bắc lên bếp tiến hành nấu cháo.
  • Sau khoảng 30 phút, cho yến mạch vào nồi, tiếp tục nấu thêm 10-15 phút.
  • Khi cháo chín mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
  • Lưu ý: Để rút ngắn thời gian, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách nấu cháo gạo lứt chay bằng nồi cơm điện.

cháo gạo lứt yến mạch

Cách cháo gạo lứt yến mạch bằng nồi cơm điện siêu đơn giản

Cách nấu cháo gạo lứt chay với đậu đỏ

Sử dụng cháo gạo lứt đậu đỏ là một phương pháp thực dưỡng của người Nhật. Đây cũng là bữa sáng tuyệt vời dành cho gia đình.

Nguyên liệu

  • 200g gạo lứt
  • 15g đậu đỏ
  • 1 miếng phổ tai (bằng ½ bằng tay)
  • 1 quả mơ muối (cắt nhỏ)
  • 1 ít bột nghệ
  • 5g hạt sen
  • Gia vị: Muối

Cách nấu cháo gạo lứt chay dễ làm với đậu đỏ

  • Vo sạch gạo lứt, ngâm với nước để qua đêm.
  • Rửa sạch đậu đỏ, cho vào nồi bắc lên bếp luộc rồi vớt ra ngoài để ráo.
  • Cách nấu cháo gạo lứt chay bằng nồi áp suất: Cho gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, phổ tai, mơ muối, bột nghệ, muối vào nồi áp suất, thêm 1 lít nước, nấu trong khoảng 20 phút.
  • Tắt bếp, để nửa tiếng sau nấu tiếp lần 2 khoảng 20 phút. Cách này sẽ giúp các nguyên liệu chín nhừ và mềm hơn rất nhiều.

cháo gạo lứt chay đậu đỏ

Kết hợp với đậu đỏ là cách nấu cháo gạo lứt chay ăn kiêng trứ danh

Cách nấu cháo gạo lứt chay chữa dạ dày

Cháo gạo lứt cũng là một thực phẩm điều trị dạ dày được nhiều người yêu thích. Sự kết hợp giữa gạo lứt, củ cải, cà rốt, nấm sẽ giúp bạn đẩy lùi những cơn đau dạ dày đấy.

Nguyên liệu

  • 200g gạo lứt
  • 1 củ cải trắng
  • 1 củ cà rốt
  • 100g nấm rơm
  • Gia vị: Hạt nêm chay, nước tương, dầu mè, muối

Cách nấu cháo gạo lứt chay chữa dạ dày

  • Gọt vỏ củ cải trắng, cà rốt, rửa sạch, cắt hạt lựu. Ngâm nấm rơm với nước muối pha loãng, cắt bỏ chân, rửa sạch, cắt đôi. Bắc chảo lên bếp, thêm 2 muỗng cà phê dầu mè vào cùng. Đợi dầu nóng, cho củ cải, cà rốt, nấm hương vào xào. Nêm thêm hạt nêm, nước tương, xào tiếp khoảng 5 phút, tắt bếp.
  • Vo sạch gạo lứt, để trên rổ cho ráo nước. Bắc chảo lên bếp, cho gạo lứt vào rang trong vòng 10 phút.
  • Cho gạo lứt vào nồi, thêm 1 lít nước, bắc lên bếp đun cho chín mềm. Cho toàn bộ hỗn hợp vừa xào vào nồi nấu thêm 3 phút.
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi múc ra bát thưởng thức.

cháo gạo lứt chay chữa đau dạ dày

Cháo gạo lứt chay chữa đau dạ dày được rất nhiều người ưa chuộng

Cách nấu cháo gạo lứt đậu xanh

Đậu xanh cũng là sự lựa chọn kết hợp tăng cường chất xơ, khoáng chất cho món cháo gạo lứt. Đặc biệt, đây cũng là món ăn dặm cực tốt cho trẻ nhỏ, các mẹ thường săn đón.

Nguyên liệu

  • 200g gạo lứt
  • 100g đậu xanh
  • 50g nấm bào ngư
  • 10g nấm hương
  • 50g nấm rơm
  • Gia vị: Dầu ăn, muối, tiêu xay

Cách nấu cháo gạo lứt chay đậu xanh

  • Vo sạch gạo lứt, cho vào nồi ngâm để qua đêm.
  • Cắt bỏ gốc, rửa sạch và ngâm nấm bào ngư, nấm rơm, nấm hương với nước muối pha loãng. Rửa lại với nước, để trên rổ cho ráo, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào. Đợi dầu nóng, cho các loại nấm vào xào thơm, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.
  • Bắc nồi lên bếp, cho gạo lứt, đậu xanh vào tiến hành ninh. Khi gạo và đậu chín mềm, cho nấm vừa xào vào, khuấy đều.
  • Nêm lại gia vị cho vừa ăn, nấu thêm khoảng 5 phút, tắt bếp.

cháo gạo lứt đậu xanh

Sử dụng đậu xanh cũng là cách nấu cháo gạo lứt chay ăn dặm bổ dưỡng cho bé

Cách nấu cháo gạo lứt chay bí đỏ

Cháo gạo lứt bí đỏ cũng là một gợi ý món ăn dặm cho trẻ. Món cháo này giúp tăng cường nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển như vitamin B (nhất là nhóm B1), protein, chất xơ…

Nguyên liệu

  • 100g gạo lứt
  • 100g hạt sen
  • 100g đậu đen
  • 300g bí đỏ
  • 1 muỗng cà phê muối

Cách nấu cháo gạo lứt chay bí đỏ

  • Cho gạo vào nồi, vo sạch, rửa sạch đậu đen bằng nước nóng. Cho đậu đen và gạo lứt vào nồi, bắc lên bếp đun trong khoảng 10 phút. Tắt bếp, đậy kín nắp, ủ cả đậu và gạo qua đêm.
  • Bắc nồi gạo và đậu lên bếp, cho vào 1 muỗng cà phê muối, bắc đầu ninh.
  • Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ. Cho hạt sen và bí đỏ vào nồi cháo, tiếp tục ninh.
  • Đợi khi các nguyên liệu chín nhừ, là bạn đã có hoàn thành món cháo lứt bí đỏ.

cháo gạo lứt bí đỏ

Ủ đậu và gạo qua đêm là cách nấu cháo gạo lứt chay nhanh nhừ

Cách nấu cháo gạo lứt chay táo đỏ

Cháo gạo lứt táo đỏ có vị ngọt ngon hấp dẫn làm lịm tim nhiều người. Đặc biệt, món ăn này có tác dụng làm đẹp, kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy, không lạ khi đây được xem là “người bạn” của hội chị em phụ nữ trong quá trình giữ làn da tươi trẻ, vóc dáng thon gọn.

Nguyên liệu

  • 6 quả táo đỏ khô
  • 50g hạt sen
  • 50g gạo tẻ
  • 50g gạo lứt
  • 1 lít đường phèn

Cách nấu cháo gạo lứt táo đỏ

  • Trộn chung và vo 2 loại gạo rồi ngâm trong khoảng 1 tiếng.
  • Rửa sạch hạt sen, ngâm cho nở mềm, tiếp tục rửa táo đỏ.
  • Cho gạo, táo đỏ, hạt sen vào nồi áp suất, cho nước vào, đậy kín nắp và nấu trong vòng khoảng 25 phút.
  • Sau thời gian đó, mở nắp, cho đường phèn vào, khuấy đều là hoàn thành cách nấu cháo gạo lứt chay bằng nồi áp suất.

cháo gạo lứt táo đỏ

Cháo gạo lứt táo đỏ có tác dụng làm đẹp, kéo dài tuổi thọ

Cách nấu cháo gạo lứt chay cốt dừa

Gạo lứt nấu chín nhừ, nở mềm, sánh đặc quyện cùng vị ngọt của đường, vị béo của nước cốt dừa làm “say” lòng người ăn. Cách thực hiện món ăn này lại khá đơn giản, không mất nhiều thời gian.

Nguyên liệu

  • 250g gạo lứt
  • 2 lít nước
  • 100g đường
  • 250g nước cốt dừa,
  • 1/4 muỗng muối

Cách làm cháo gạo lứt cốt dừa

  • Vo sạch gạo sạch, để trên rổ cho ráo bớt nước.
  • Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, nước sôi cho gạo vào cùng, điều chỉnh lửa nhỏ. Mở nắp nồi, tiếp tục đun trong 2 tiếng.
  • Khi cháo nở mềm và sánh lại, thêm đường vào cùng, khuấy đều và nấu thêm 15 phút.
  • Pha muối vào nước cốt dừa, khuấy đều.
  • Khi cháo chín, tắt bếp, múc ra bát, thêm nước cốt dừa lên trên là đã có thể thưởng thức.

cháo gạo lứt nước cốt dừa thơm ngon

Cháo gạo lứt nước cốt dừa là bữa sáng dinh dưỡng

Cách nấu cháo gạo lứt chay khoai lang

Cả gạo lứt và khoai lang đều chứa nhiều chất xơ tạo nên món cháo dinh dưỡng hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả. Sử dụng món cháo này thường xuyên có thể giúp chống táo bón, nhuận tràng, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Nguyên liệu

  • 100g gạo lứt
  • 1-2 củ khoai
  • 4 quả táo tàu khô
  • 25g đậu đỏ
  • 100g đường

Cách nấu cháo gạo lứt khoai lang trị đau dạ dày

  • Bắc chảo lên bếp, cho gạo lứt vào rang đều trong khoảng 10 phút.
  • Cho gạo vừa rang, đậu đỏ (đã rửa sạch) vào nồi, đổ thêm khoảng 1 lít nước, nấu với lửa nhỏ.
  • Trong thời gian nấu cháo, gọt vỏ củ khoai lang, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ.
  • Cháo chín nhừ cho khoai lang và táo tàu vào nấu thêm khoảng 20 phút.
  • Cho đường vào, khuấy đều là đã hoàn thành món cháo gạo lứt cực bổ dưỡng.

cháo gạo lứt khoai lang có tác dụng trị đau dạ dày

Cháo gạo lứt khoai lang có tác dụng trị đau dạ dày hiệu quả

Một số lưu ý khi nấu cháo gạo lứt chay

Khi thực hiện nấu cháo gạo lứt, để đảm bảo giữ nguyên hàm lượng giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị, bạn cần lưu ý:

  • Đối với gạo lứt chỉ nên vo sơ qua để sạch bụi bẩn. Không nên vo quá kỹ sẽ khiến gạo mất dinh dưỡng.
  • Nên ngâm gạo lứt với nước qua đêm. Đây là mẹo đơn giản để gạo nở mềm và khi nấu chín nhừ, ngon miệng hơn.
  • Trong quá trình nấu, nên thường xuyên vớt bọt trắng nổi trên để món cháo bắt mắt hơn.
  • Đối với cháo gạo lứt, bạn không nên dùng quá nhiều gia vị.

Cách bảo quản cháo gạo lứt

Nếu cháo gạo lứt ăn không hết nên bảo quản trong ngăn lạnh. Thực hiện theo cách này có thể bảo quản được trong vòng 1-2 ngày.

Trong trường hợp muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể chia cháo thành những phần nhỏ. Rồi cho vào bịch hoặc hộp đậy kín cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi sử dụng chỉ việc cho vào lò vi sóng hâm lại.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên để cháo trong tủ lạnh quá 2 ngày. Bởi nếu để quá lâu, cháo sẽ mất đi vị ngon và mất đi dinh dưỡng. Vì vậy, khi nấu, bạn cần cân nhắc số lượng người ăn để nấu lượng vừa đủ.

Cách chọn gạo lứt nấu cháo

Đối với nấu cháo, bạn cần lưu ý một số điều như sau khi lựa chọn gạo:

  • Nên ưu tiên chọn loại gạo lứt đen hoặc lứt đỏ. Vì 2 loại này chứa nhiều dưỡng chất hơn so với gạo nâu vàng.
  • Cần phân biệt để tránh chọn nhầm gạo lứt và gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng khi bẻ đôi có màu đỏ bên trong, ăn có vị ngọt. Còn gạo lứt hạt thong dài, ăn vị nhạt, nhai kỹ mới thấy ngọt.
  • Nên chọn mua gạo lứt còn nguyên hạt, không bị bể, nát, thơm mùi đặc trưng của gạo mới.
  • Không nên chọn gạo cũ, gạo bị mọt. Do những loại này để lâu ngày sẽ bị mất dinh dưỡng.
  • Khi chọn mua gạo lứt, khi chạm tay vào bề ngoài thấy thô ráp, sáng bóng. Do lớp cám phủ bên ngoài hạt gạo.
  • Tốt nhất nên chọn mua gạo lứt ở các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

cách chọn gạo lứt

Chọn gạo lứt có vỏ ngoài sáng bóng

Cách ăn cháo gạo lứt an toàn, tốt cho sức khỏe

  • Khi ăn cháo gạo lứt, bạn cần xác định rõ mục đích ăn để điều trị bệnh hay giảm cân. Từ đó, mới có thể xác định liều lượng phù hợp tránh ảnh hưởng sức khỏe. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
  • Trong thời gian đầu mới ăn gạo lứt, bạn nên uống ít nước (khoảng 0.75 lít), không dùng thực phẩm quá mặn.
  • Đối với món cháo gạo lứt nên nhai thật kỹ để tránh làm hại dạ dày hay gây ra các triệu chứng khó tiêu.
  • Mặc dù có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, song người ốm, người suy nhược, người bị huyết áp thấp không nên dùng món cháo gạo lứt.
  • Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bình thường chỉ nên dùng cháo gạo lứt 2-3 lần/tuần.

Hy vọng, qua  bài viết này, bạn có thể lựa chọn được cách nấu cháo gạo lứt chay phù hợp với sức khỏe và sở thích của cả gia đình.

Chúc bạn thành công!

21 Tháng 5, 2022 0 Bình luận
4 FacebookTwitterPinterestEmail
Món chay dễ làm

Cách Nấu Đậu Phụ Om Chuối Chay Tín Đồ Ăn Chay Không Ngừng Săn Lùng

by Minh Tuệ 19 Tháng 5, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Cách nấu đậu phụ om chuối chay đã từng có thời gian làm “bá chủ” trên các diễn đàn ăn chay. Món ăn này có hương vị thơm ngon, đồng thời cực thanh mát, giải nhiệt tốt cho những ngày nắng nóng. Chính vì vậy, rất nhiều người săn lùng công thức chế biến món ngon này.

Tìm hiểu tất tần tật về chuối xanh

Giá trị dinh dưỡng của chuối xanh

Chuối xanh là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. So với chuối chín, chuối xanh chứa lượng đường ít hơn nhưng ngược lại giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ hơn. Chuối xanh rất được chuộng dùng chế biến theo phương pháp luộc hoặc làm các món ăn khác nhau.

Theo một nghiên cứu, trung bình cứ trong 100g chuối xanh sẽ có chứa:

  • 74,91g nước
  • 89 kcal
  • 1,09g protein
  • 0,33g chất béo
  • 22,84g carbohydrate
  • 2,6g chất xơ
  • 12,23g đường
  • 5mg canxi
  • 0,26mg sắt
  • 27mg magie
  • 22mg phốt pho
  • 358m kali
  • 1mg natri
  • 0,15mg kẽm
  • 8,7mg vitamin C
  • …

Lợi ích của chuối xanh đối với sức khỏe

Với thành phần dinh dưỡng trên, chuối xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số lợi ích của chuối xanh, bạn nên biết:

Trị táo bón hiệu quả

Chất xơ cùng với tinh bột có trong chuối xanh hỗ trợ hiệu tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, bạn có thể tránh rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Giúp xương chắc khỏe

Một điều bất ngờ mà ít người biết đến là chuối xanh có thể giúp xương chắc khỏe. Bởi trong chuối xanh chứa nhiều vitamin, magiê, canxi. Nhờ vào những dưỡng chất này, chuối xanh còn giúp ngăn ngừa đau khớp, loãng xương.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Chuối xanh làm giảm khả năng hấp thu glucose của các tế bào và giảm hàm lượng insulin trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiểu quả. Đồng thời, vitamin B6 trong chuối xanh giúp hỗ trợ việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Hỗ trợ giảm cân

Chuối xanh là một trong những thực phẩm có tác dụng giảm cân hiệu quả. Bởi chuối xanh chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm sạch ruột, loại bỏ những tế bào mỡ ra khỏi cơ thể. Đồng thời, chất xơ còn tạo cảm giác no lâu, từ đó ngăn ngừa tăng cân.

chuối giảm cân

Chuối xanh là một trong những thực phẩm có tác dụng giảm cân hiệu quả

Ngăn nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chuối xanh có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Vì chuối xanh giúp giữ cho đại tràng và hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, loại bỏ được các độc tố ở thành ruột.

Giữ tâm trạng ổn định

Axit amin tryptophan chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động sinh lý đa dạng. Đặc biệt, phải kể đến rối loạn cảm xúc, giấc ngủ, nhiệt độ, huyết áp… Đây lại là dưỡng chất có khá nhiều trong chuối xanh. Axit amin tryptophan còn có tác dụng tăng cường sản xuất serotonin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.

Cách làm chuối đậu om chay đơn giản tại nhà

Nguyên liệu

  • 3 quả chuối xanh
  • 2 miếng đậu phụ
  • 1 muỗng canh giấm
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng canh xì dầu (nước tương)
  • 3 quả sấu gọt vỏ, thái khoanh tròn
  • 5g bột nghệ
  • 1 nắm lá lốt
  • 1 nắm lá tía tô
  • 2 nhánh boa rô cắt riêng phần trắng và xanh
  • Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm ..

Cách lựa chọn nguyên liệu

Cách chọn mua đậu hũ ngon, không thạch cao

Khi mua đậu phụ, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Nên chọn đậu phụ có màu trắng ngà, khi cầm lên có cảm giác nhẹ tay.
  • Khi ngửi sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của đậu nành.
  • Không nên chọn những miếng đậu có màu trắng tinh. Bởi có thể chúng đã qua xử lý hóa chất.
  • Những miếng đậu phụ cầm lên thấy nặng tay thì không nên mua. Vì những miếng đậu này có thể sử dụng thạch cao trong chế biến.
  • Nếu muốn đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể tự làm đậu phụ tại nhà.

chọn đậu phụ có màu trắng ngà

Nên chọn đậu phụ có màu trắng ngà, cầm lên cảm thấy nhẹ tay

Cách chọn mua chuối xanh tươi ngon

Để có thành phẩm món đậu phụ om chuối xanh ngon, bạn cần lưu ý:

  • Đối với chuối om, bạn có thể sử dụng bất cứ loại chuối nào, chỉ cần còn xanh (chuối sống).
  • Nên chọn những quả có vỏ xanh tươi, căng bóng.
  • Khi ấn tay vào quả chuối thấy cứng.
  • Chọn những trái chuối phần cuống còn mủ, vì đó là chuối tươi mới cắt.
  • Không nên chọn chuối chín. Chuối chín khi nấu sẽ bị mềm, không có được độ bùi đặc trưng.
  • Không chọn chuối có phần cuống héo khô, vỏ nhăn nheo, màu xanh nhạt. Loại này thường là chuối đã hái lâu hoặc chuối non.

Cách nấu đậu phụ om chuối chay dễ làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tước vỏ chuối xanh, chẻ thành từng khúc ngắn vừa ăn. Khi vừa chẻ xong cho vào âu nước muối pha loãng ngâm. Bước này sẽ giúp chuối không bị thâm và giảm bớt nhựa.
  • Rửa tía tô, lá lốt với nước muối pha loãng rồi thái nhỏ.

Ngâm chuối xanh với nước muối pha loãng

Tước vỏ chuối xanh ngâm với nước muối pha loãng

Bước 2: Xử lý đậu phụ

  • Rửa đậu phụ nhẹ nhàng với nước để không bị nát.
  • Cắt đậu phụ thành từng miếng vuông vừa ăn.
  • Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng thì cho đậu phụ vào chiên vàng đều 2 mặt.
  • Cho xì dầu vào chảo, xóc đều cho đậu ngấm gia vị.

Chiên đậu phụ

Chiên đậu phụ vàng đều cả 2 mặt

Bước 3: Cách nấu đậu phụ om chuối chay ướp gì?

  • Vớt chuối ngâm trong âu nước muối pha loãng ra ngoài, rửa lại nhiều lần với nước.
  • Bắc nồi nước sôi lên bếp, nước sôi, cho chuối vào chần sơ qua. Bước này giúp chuối hết nhựa và giảm bớt vị chát.
  • Rửa chuối lại một lần nữa với nước lạnh. Cho chuối vào bát lớn, cho bột nghệ và ít muối vào trộn đều.

Chần chuối xanh với nước nóng

Chần chuối xanh để khử bớt vị chát

Bước 4: Om đậu phụ với chuối xanh

  • Bắc nồi lên bếp, cho thêm 1 muỗng ăn. Dầu nóng cho hành boa rô vào phi thơm.
  • Cho chuối vào chảo, đảo đều, thêm 200ml nước vào nồi.
  • Cho sấu vào nồi, thêm đậu phụ chiên vào cùng.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, hạ lửa nhỏ om cho đến khi chuối chín.
  • Dằm nát rồi thử vị chua. Nếu độ chua chưa như ý muốn, thêm 1 muỗng cà phê giấm táo.
  • Cho lá tía tô, lá lốt đã cắt nhỏ vào nồi, đảo đều, tắt bếp.
  • Tùy theo sở thích ăn cay, bạn có thể cho thêm ít ớt cắt lát lên trên.

Thành phẩm chuối om đậu phụ

Thưởng thức chuối om đậu ngay khi còn nóng

Cách nấu đậu phụ om chuối chay ăn với gì?

Đậu phụ om chuối chay hoàn thành sẽ có màu vàng nâu đẹp mắt. Đậu phụ chín mềm, chuối bùi không có vị chát hòa quyện hương vị đậm đà. Đối với món ăn này, bạn nên thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị. Đậu phụ om chuối chay ăn kèm với bún, cơm nóng hay bánh mì cũng đều rất hợp vị và ngon miệng.

Cách nấu đậu phụ om chuối chay tại nhà chỉ trong 4 bước đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể chế biến nhanh chóng. Có món chay ngon chiêu đãi cả nhà thật đơn giản ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vị chua nhẹ kết hợp vị bùi và mùi thơm đặc trưng của lá lốt, tía tô sẽ giúp cả nhà cảm thấy ngon miệng.

Chúc bạn thực hiện thành công!

19 Tháng 5, 2022 0 Bình luận
8 FacebookTwitterPinterestEmail
Món chay dễ làm

Mách Bạn 12 Cách Pha Bột Sắn Dây Tiện, Ngon, Bổ Dưỡng

by Minh Tuệ 10 Tháng 5, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Cách pha bột sắn dây sao cho đúng cách, thơm ngon và giữ nguyên được thành phần dinh dưỡng là băn khoăn của nhiều người. Cùng Ăn Chay Sống Khỏe điểm qua một số kiểu pha bột sắn dây phổ biến hiện nay nhé.

Bột sắn dây là tinh bột được chiết xuất từ củ sắn dây. Đây là loại thực phẩm lành tính, có nhiều tác dụng với sức khỏe người dùng. Sử dụng bột sắn dây đúng cách sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, đẹp da và trị một số bệnh. Tuy nhiên, do sử dụng không đúng cách, tình trạng bệnh tình của nhiều người không được cải thiện, còn gặp thêm một số vấn đề khác. Với bột sắn dây, có rất nhiều cách pha khác nhau. Bạn có thể lựa chọn cách pha bột sắn dây phù hợp với sở thích và tình hình sức khỏe của mình để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Bột sắn dây pha mật ong

Nhiều người truyền tai nhau, bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ dẫn đến đột tử. Các bác sĩ cũng khẳng định rằng, mật ong và bột sắn dây nên hạn chế kết hợp với nhau. Bởi chúng sẽ hạn chế tác dụng của nhau. Thế nhưng, thông tin dẫn đến đột tử là hoàn toàn không đúng. Chỉ một vài trường hợp khi sử dụng bột sắn dây pha mật ong gặp các trường hợp đau bụng, khó chịu.

Bột sắn dây + mật ong = chất độc gây chết người là thông tin không chính xác

Nguyên liệu

  • 30g bột sắn dây
  • 30ml mật ong
  • Nước lọc

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây vào cốc, cho nước sôi vào cùng. Khuấy đều tay để bột tan hoàn toàn, đảm bảo không bị vón cục.
  • Cho thêm 1 ít nước sôi vào ly, khuấy đều, đợi cho nước nguội bớt thì cho mật ong vào. Nguyên nhân là nếu cho mật ong vào khi nước quá nóng sẽ khiến mật ong mất đi
  • Tùy vào sở thích, bạn có thể cho thêm ít đường hoặc sữa đặc và thưởng thức ngay.

Cách pha bột sắn dây pha với chanh

Bột sắn dây kết hợp với chanh tạo nên hương vị hấp dẫn, giúp người thưởng thức cảm thấy ngon miệng. Không chỉ vậy, thức uống này còn tăng thêm hiệu quả giảm cân vì chanh chứa nhiều dưỡng chất có khả năng đốt cháy chất béo. Chính vì vậy, nhiều chị em phụ nữ rất chuộng thức uống này để duy trì được vóc dáng, da đẹp mịn màng.

Uống bột sắn dây pha với chanh đem lại tác dụng giảm cân bất ngờ

Nguyên liệu

  • 1 muỗng canh bột sắn dây
  • 1 ly nước sôi
  • 1 quả chanh

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây vào ly, đổ cốc nước sôi vào, dùng muỗng khuấy đều.
  • Cắt đôi quả chanh, loại bỏ hạt, vắt lấy 1 muỗng canh nước cốt.
  • Cho nước cốt chanh vào ly sắn dây, khuấy cho thật đều.

Cách pha bột sắn dây với sữa tươi

Bột sắn dây pha với sữa tươi là thức uống thơm ngon, có vị thanh mát, bổ dưỡng. Đây cũng là thức uống đặc biệt giải nhiệt cực kỳ tốt trong những ngày hè nắng nóng. Cách pha bột sắn dây với sữa tươi đơn giản, chỉ cần bạn dành ít thời gian chuẩn bị và thực hiện.

Nhiều người thích uống bột sắn dây với sữa tươi không đường

Nguyên liệu

  • 2 muỗng bột sắn dây
  • 500ml sữa tươi không đường
  • 1 muỗng cà phê đường trắng

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây vào cốc nước, dùng muỗng khuấy đều để bột tan hoàn toàn.
  • Cho sữa tươi không đường vào nồi bắc lên bếp đun sôi với lửa nhỏ. Khi sữa ấm, cho 1 muỗng cà phê đường vào khuấy đều.
  • Cho sữa ấm vào hỗn hợp bột sắn dây, khuấy đều khoảng 2 phút là đã có thể thưởng thức.

Cách pha bột sắn dây với sữa ông Thọ

Bột sắn dây pha cùng sữa đặc là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người. Vị thanh mát của sắn quyện cùng vị béo của sữa đặc tạo nên hương vị đặc trưng hấp dẫn. Thức uống này thưởng thức nóng hay lạnh cũng đều ngon miệng cả đấy.

Bột sắn dây pha với sữa Ông Thọ có hương vị thơm ngon, hấp dẫn

Nguyên liệu

  • 4 muỗng cà phê sữa ông Thọ
  • 2 muỗng cà phê bột sắn dây
  • 1 cốc nước lọc
  • Lượng đá viên vừa đủ

Cách thực hiện

  • Cho sữa ông Thọ vào cốc, cho nước ấm vào, khuấy đều rồi đợi nguội cho thêm nước lọc vào.
  • Cho bột sắn dây vào cốc nước ấm khác, khuấy cho thật đều để bột không bị vón cục.
  • Cho thêm vài viên đá và sữa vừa pha vào cốc bột sắn dây, khuấy đều và thưởng thức.

Cách pha bột sắn dây với cam

Mới lạ, thơm ngon, bổ dưỡng là cảm nhận của nhiều người khi thưởng thức thức uống pha từ bột sắn dây và cam. Đây cũng là thức uống có tính giải nhiệt rất cao, đặc biệt thích hợp trong những ngày hè nắng nóng.

Bột sắn dây pha cam có hương vị thơm ngon, mới lạ

Nguyên liệu

  • 3 muỗng cà phê bột sắn dây
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 1 quả cam
  • 200ml nước lọc

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây vào cốc nước, khuấy đều để bột không bị vón cục.
  • Thêm đường vào cốc nước sắn dây, khuấy đều.
  • Bổ đôi quả cam, loại bỏ hạt, vắt lấy nước cốt.
  • Cho nước cam vào ly nước bột sắn dây, khuấy đều rồi thưởng thức. Thức uống này sẽ ngon hơn nếu được thưởng thức lạnh.

Cách pha bột sắn dây với quất (tắc)

Pha bột sắn với tắc để uống cũng là một cách giải nhiệt cực tốt. Chỉ cần vắt thêm quả tắc vào ly bột sắn, ngay lập tức sẽ dậy hương vị và gia tăng công dụng hạ nhiệt ngày nóng bức. Đồng thời, thức uống này cũng có tác dụng giảm cân nữa đấy.

Cách pha bột sắn dây với tắc khá đơn giản, nhanh, gọn

Nguyên liệu

  • 2 trái tắc (quất)
  • 15g bột sắn dây
  • 300ml nước
  • 10g đường

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây và đường vào cốc nước, khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn.
  • Bổ đôi quả tắc, loại bỏ hạt, vắt lấy nước cốt, cho vào ly nước, khuấy đều.
  • Cắt lát quả tắc còn lại, cho vào ly nước trang trí và tăng thêm hương vị.
  • Cho thêm vài viên đá vào cốc là đã có thể thưởng thức.

Bột sắn dây pha với đường phèn

Nước sắn dây có vị rất đặc trưng và một số người cảm nhận khá khó uống. Tuy nhiên, đường phèn sẽ giúp bạn thay đổi cảm nhận vị giác. Vị ngọt thanh của đường phèn kết hợp cùng sẽ giúp nước bột sắn thanh mát, kích thích vị giác tốt hơn.

Bột sắn dây pha với đường phèn có vị ngọt thanh dễ uống

Nguyên liệu

  • 1 muỗng canh bột sắn dây
  • 1 ly nước sôi
  • 1 muỗng đường phèn

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây vào cốc nước nóng, khuấy đều để bột không bị vón cục.
  • Cho đường phèn vào cốc, khuấy đểu để đường tan hoàn toàn và đã có thể thưởng thức.

Cách thực hiện khác, bạn sử dụng 20-30g sắn dây thái phiến, phơi hoặc sấy khô, cho vào bình. Cho nước sôi vào bình, đậy kín nắp, hãm trong vòng khoảng 20 phút. Cho thêm ít đường phèn để tạo vị ngọt thanh và uống thay trà.

Bột sắn dây pha với nước nóng

Bột sắn dây có tình hàn. Do đó, dùng bột sắn dây với nước lạnh rất có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Trẻ em và phụ nữ mang thai là đối tượng hay gặp trường hợp này. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên sử dụng bột sắn dây nấu chín hoặc pha với nước nóng.

Uống bột sắn dây pha với nước nóng đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa

Nguyên liệu

  • 2 muỗng bột sắn dây
  • 2 muỗng cà phê đường
  • 4 muỗng canh nước lọc
  • 1 ly nước sôi

Cách thực hiện

  • Cho đường, bột sắn dây và 4 muỗng nước lọc vào ly khuấy đều.
  • Cho thêm nước sôi vào ly, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đặc lại là đã có thể thưởng thức.

Cách pha bột sắn dây với gừng

Ít ai biết đường rằng, gừng kết hợp với bột sắn dây không chỉ là thức uống ngon miệng mà còn là bài thuốc chữa nhiều bệnh. Sử dụng thức uống này hằng ngày sẽ giúp cơ thể giảm sốt, cảm cúm, hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa.

Bột sắn dây pha cùng gừng là bài thuốc chữa nhiều bệnh

Nguyên liệu

  • 1 muỗng canh sắn dây nguyên chất
  • 15 lá trà bancha (là loại trà già trên cây trên 3 năm)
  • ½ quả chanh muối
  • Miếng gừng

Cách thực hiện

  • Nướng gừng cho chín thơm, cạo bỏ bớt lớp vỏ bên ngoài, băm nhuyễn.
  • Cho lá trà, chanh muối, gừng băm nhỏ vào nồi, cho thêm, 1.5 bát nước lọc, bắc lên bếp đun sôi rồi vớt bỏ lá trà.
  • Cho 1 muỗng canh bột sắn vào ly nước nóng, khuấy đều rồi cho nước trà nóng vào.

Cách pha nước sắn dây với hoa đậu biếc

Nước sắn dây pha với hoa đậu biếc có lẽ còn khá mới lạ với nhiều người. Thức uống này không chỉ có màu xanh đẹp từ hoa đậu biếc đẹp mắt mà còn rất tốt cho sức khỏe. Khi sử dụng, bạn còn có thể tự kết hợp với nhiều loại thạch khác nhau để tăng thêm độ hấp dẫn và ngon miệng hơn khi thưởng thức.

Nước sắn dây với hoa đậu biếc

Nước sắn dây với hoa đậu biếc lạ miệng, vô cùng cuốn hút

Nguyên liệu

  • 15g hoa đậu biếc
  • 300g bột sắn dây
  • 150g đường phèn
  • 1 ít thạch sương sáo đen
  • Đá viên

Cách thực hiện

  • Cho 1 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Cho 15g hoa đậu biếc cùng 150g đường phgefn vào nồi đun sôi trong khoảng 5 phút, tắt bếp rồi đợi nguội.
  • Cho bột sắn dây vào bát lớn, cho nước hoa đậu biếc vừa đun sôi vào, khuấy đều.
  • Cho ít đá viên, thạch sương sáo đen vào là đã có thức uống mát lạnh, bổ dưỡng.

Cách pha bột sắn dây với chanh leo (chanh dây)

Cả bột sắn dây và chanh leo (dây) đều có tính mát nên khi kết hợp với nhau có tác dụng thanh nhiệt cực cao. Đặc biệt, không chỉ có hương vị mới lạ, thức uống này cũng có tác dụng đốt cháy mỡ thừa. Chính vì vậy, hội chị em đừng bỏ lỡ thức uống này nhé.

Pha bột sắn dây với chanh dây

Pha bột sắn dây với chanh dây tạo nên hương vị mới lạ, hấp dẫn

Nguyên liệu

  • 30g bột sắn dây
  • 1 trái chanh leo tươi (chanh dây)
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 200ml nước lọc

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây vào nước sôi để nguội, khuấy đều để bột tan hoàn toàn.
  • Bổ đôi quả chanh dây, dùng muỗng lấy phần ruột, cho vào ly nước sắn dây.
  • Cho đường vào ly khuấy đều, thêm vài viên đá đã có thể thưởng thức.

Nước bột sắn dây hạt chia

Bột sắn dây kết hợp cùng hạt chia tạo nên thức uống giàu giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt, thức uống này rất phù hợp với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các mẹ tự tin lựa chọn thức uống này để chiêu đãi cả nhà nhé.

Bột sắn dây pha hạt chia cực kỳ tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu

  • ½ muỗng hạt chia
  • 1 muỗng cà phê bột sắn dây
  • ½ muỗng cà phê đường
  • Nước sôi

Cách thực hiện

  • Cho bột sắn dây, đường vào ly, cho ít nước sôi vào khuấy đều cho bột tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Cho thêm nước sôi vào ly, vừa cho vừa tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp chuyển màu trong.
  • Cho hạt chia vào ly, tiếp tục khuấy, như vậy là đã có thể thưởng thức.

Một số lưu ý khi sử dụng uống bột sắn dây

Khi uống bột sắn dây, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Bột sắn dây có tính hàn, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 ly. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
  • Trẻ em, phụ nữ khi uống bột sắn dây nên pha với nước nóng.
  • Khi pha xong, nên sử dụng liền vì để lâu bột sắn sẽ bị tách nước và đông lại.
  • Nếu uống bột sắn dây với mục đích giảm cân, bạn nên hạn chế cho đường và sữa đặc.
  • Không nên uống bột sắn dây khi bị đói. Tốt nhất nên uống vào sau bữa trưa hoặc bữa tối 1 tiếng.
  • Những người bị lạnh, đầy bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp không nên sử dụng nước sắn dây.

Trên đây là tổng hợp top 12 cách pha bột sắn dây cùng những bí quyết thực hiện. Tin chắc, các bạn sẽ tìm được thức uống “chân ái” của mình trong mùa hè này. Vừa ngon miệng, bổ dưỡng vừa giảm cân hiệu quả, tại sao không thử ngay?

10 Tháng 5, 2022 0 Bình luận
6 FacebookTwitterPinterestEmail
Thực phẩm tươi

Bột Sắn Dây là gì? Hé Lộ Những Điều Bất Ngờ Về Bột Sắn Dây

by Minh Tuệ 8 Tháng 5, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Muốn sử dụng nhưng chưa biết rõ bột sắn dây là gì? Sử dụng thường xuyên nhưng còn nhiều điều chưa biết về bột sắn dây? Ăn Chay Sống Khỏe sẽ giúp các bạn gỡ rối “tơ lòng” về loại bột bổ dưỡng này. Từ đó, chúng ta sẽ biết sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả hơn.

Bột sắn dây là loại bột quen thuộc, có giá trị dinh dưỡng cao. Loại bột này thường được dùng pha nước uống, nấu các loại chè, làm bánh, làm thạch, nấu súp, bánh canh… Những món ăn từ bột sắn dây có hương vị đặc biệt, thơm ngon, chiếm cảm tình của rất nhiều người.

Bột sắn dây là bột gì?

Bột sắn dây làm từ củ gì?

Bột sắn dây là loại tinh bột được chiết xuất từ củ sắn dây. Đây chính là thành phần ngon, giàu dưỡng chất nhất của sắn dây. Bột sắn dây có màu trắng tinh, mịn, nhiều tác dụng đặc biệt là thanh nhiệt, giải độc, trị được một số bệnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bột sắn dây gồm: 340 calo, 0.7g chất đạm, 84.3g chất đường bột, 0.8g chất xơ, 18mg canxi, 1.5mg sắt, 20mg photpho.

Bột sắn dây có tên gọi khác là gì? Bột sắn dây còn có nhiều tên gọi khác tùy thuộc vào từng vùng miền. Có thể kể đến như cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, bạch cát, bẳn mắm kéo, khau cát… Còn bột sắn dây trong tiếng Anh là gì? Theo tiếng Anh, bột sắn dây có tên là Kudzu Flour hoặc Kudzu Powder. Còn đối với loại nguyên chất, siêu mịn thì được gọi là Kudzu Starch.

Cây sắn dây

Cây sắn dây là loại cây leo, thân nhỏ và dài, có rễ mọc sâu dưới đất. Rễ của cây sắn dây phát triển thành củ. Mỗi bụi sắn có thể cho được hàng chục củ sắn dây. Khi thu hoạch, người ta dùng củ để làm bột sắn dây, còn phần lá và rễ dùng tạo thành một số bài thuốc chữa bệnh.

củ sắn dây

Săn dây là loại cây thân leo, rễ phát triển thành củ

Cách làm bột sắn dây

Quy trình sản xuất bột sắn dây tương đối đơn giản. Chỉ cần rửa sạch củ sắn, xay nhuyễn với nước lọc rồi để yên cho hỗn hợp lắng tinh bột ở dưới. Khi đó, chắt bỏ nước, đem phần bột phơi khô. Sau khi khô, bột sẽ cứng lại, dùng tay bẻ vụn từng miếng (không xay như các loại bột khác).

Để tăng thêm hương cho bột sắn dây, một số cơ sở sản xuất còn ướp thêm vào hoa bưởi, hoa lài… Tuy nhiên, cách này sẽ làm giảm đi đáng kể dược tính của bột sắn dây.

Công dụng tuyệt vời của bột sắn dây

Cung cấp chất sắt

Bột sắn dây là một trong những nguồn cung cấp sắt tự nhiên và lành mạnh. Một ly nước bột sắn dây đã có thể giúp cơ thể bạn bổ sung thêm khoảng 13% lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Từ đó, hỗ trợ hiệu quả ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Điều trị bệnh tiểu đường

Trong bột sắn dây có chất puerarin có khả nnăg làm giảm lượng đường và cải thiện tình trạng kháng insulin. Puerarin cũng có tác dụng làm ức chế phản ứng Maillard. Đây là phản ứng hóa học giữa axit amin và đường khử, tạo thành các chất làm phát triển bệnh tiểu đường, khiến bệnh có những triệu chứng trở nặng hơn.

Đặc biệt, Puerarin còn ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến như tim mạch, đái tháo đường, võng mạc tiểu đường… Chính vì vậy, bột sắn dây thường được ưu tiên đưa vào thực đơn của các bệnh nhân tiểu đường.

Ngăn chặn lão hóa

nước sắn dây

Nước sắn dây có tác dụng ngăn ngừa lão hóa hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một ly nước bột sắn dây đã có thể cung cấp đến 8% lượng Manga cơ thẻ cần mỗi ngày. Đây là khoáng chất thiết yếu cho quá trình chuyển hóa cholesterol và axit amin, ngăn chặn quá trình lão hóa.

Giúp xương chắc khỏe

Nhiều tài liệu cũng kết luận rằng bột sắn dây giúp cơ thể bổ sung 30mg canxi cho cơ thể. Do đó, nếu đang gặp hoặc mong muốn phòng chống các vấn đề về xương khớp, bạn có thể sử dụng bột sắn dây. Không chỉ thế, sử dụng bột sắn dây còn giúp nhiều người cải thiện tình trạng tê tay chân nhờ vào đẩy mạnh lưu thông máu của canxi.

Hỗ trợ tiêu hóa

Một công dụng khác của bột sắn dây chính là hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là đối với những ai bị viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích. Tinh bột sắn dây lên men trong ruột kết sẽ nuôi các vi khuẩn lành mạnh, chống lại nhiêu vấn đề tiêu hóa. Ngăn ngừa được các nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, bột sắn dây có tính hàn. Do đó những người đang bị tiêu chảy, bụng trướng hơi, lạnh bụng, miệng nhạt, tay chân thường lạnh… không nên sử dụng bột sắn dây. Vì rất có thể sẽ khiến những tình trạng trên trở nên nghiêm trọng hơn.

Hỗ trợ điều trị nghiệ rượu, giải độc

Rượu là chất kích thích không tốt cho sức khỏe, sử dụng quá nhiều còn dẫn đến tình trạng gây nghiện. Bột sắn dây có công dụng làm hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo vệ gan, làm giảm cơn say hiệu quả. Theo nhiều tài liệu, từ thời cổ đại, tại Trung Hoa, bột sắn dây được xem là phương thuốc điều trị chứng nghiện rượu từ đó làm giảm lượng rượu nạp vào cơ thể.

Uống bột sắn dây trước khi uống rượu là cách giảm lượng rượu nạp vào cơ thể

Cải thiện vòng 1

Trong thành phần, bột sắn dây chứa lượng đáng kể chất Protein và Lecithin. Đây là những chất sản sinh nội tiết tố Estrogen. Nội tiết tố Estrogen giúp kích thích tăng vòng 1 nhanh chóng và săn chắc hơn. Chính vì vậy, hội chị em phụ nữ thường truyền tai nhau bột sắn dây là bí quyết làm đẹp đơn giản, hiệu quả. Dùng bột sắn dây pha cùng với nước ấm, sữa đặc, nước chanh sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.

Trị mụn, nám da

Bột sắn dây còn được lòng các chị em phụ nữ bởi công dụng điều trị mụn, nám da hiệu quả. Chất isoflavone trong bột sắn dây có tác dụng thay thế hormone bị rối loạn trong cơ thể. Từ đó, ngăn cản sự bài tiết quá nhiều các sắc tố melanin – nguyên nhân dẫn đến tàn nhang, thâm, nám.

Đồng thời, bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt tuyệt vời. Giải nhiệt cơ thể, đẩy lùi các độc tố tích tụ trong cơ thể nhờ đó làm giảm mụn. Sử dụng bột sắn dây đều đặn, chị em phụ nữ sẽ có được làn da trắng sáng, mịn màng mơ ước.

 Chống say nắng, giải cảm

Nếu gặp tình trạng say nắng kèm các triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn, hãy uống nước sắn dây. Hòa bột sắn dây với đường là đã có thể uống và nhận thấy hiệu quả rõ rệt ngay tức thì.

Giải khát, chống đói

Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có công dụng giải khát, nhất là với những người huyết áp cao, đau đầu, nhiệt miệng, nóng trong người. Đồng thời, bột sắn dây chứa lượng lớn tinh bột kháng do đó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Isoflavone có trong bột sắn dây có đặc tính tương tự hormone estrogen (thường có trong cơ thể phụ nữ). Sử dụng bột sắn dây thường xuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Cụ thể là những người phụ nữ sử dụng bột sắn dây thường giảm bốc hỏa, cải thiện tình trạng khô âm đạo.

Tốt cho mẹ bầu

Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai

Do sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai, phụ nữ thường gặp các vấn đề như táo bón, đầy bụng, chán ăn, nóng trong người, thiếu máu… Các bác sĩ cũng khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung bột sắn dây vào thực đơn để hỗ trợ tiêu hóa, chống oxy hóa, tăng cường tuần hoàn, bổ sung sắt.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng bột sắn dây

Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên “bỏ túi” một số lưu ý để gia tăng hiệu quả đạt được.

Đối tượng không nên dùng

  • Người mắc chứng dương khí hư không nên sử dụng bột sắn dây. Những người này thường có các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, miệng nhạt, chân tay lạnh…
  • Trẻ nhỏ cũng không nên uống nước sắn dây pha sống. Vì sắn dây có tính hàn, trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn yếu rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Nếu muốn trẻ dùng bột sắn dây, bạn nên nấu chín hoặc chế biến thành các món ăn đã nấu chín.
  • Mặc dù có nhiều công dụng tốt với phụ nữ mang thai. Thế nhưng, những người bị động thai, tuyệt đối không nên dùng bột sắn dây.

Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?

  • Không nên uống bột sắn dây khi đói. Tốt nhất nên dùng sau bữa ăn trưa hoặc tối khoảng 30-60 phút.
  • Người có chứng huyết áp thấp, người suy nhược không nên dùng bột sắn dây vào buổi sáng.
  • Dùng bột sắn dây vào buổi tối, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động liên tục, cũng sẽ không tốt cho dạ dày.

Những thực phẩm không nên kết hợp với bột sắn dây

  • Với sắn dây, bạn không nên dùng kết hợp với mật ong. Vì 2 loại thực phẩm này sẽ làm sản sinh một số chất có hại cho sức khỏe.
  • Không dùng hoa bưởi, hoa lài… ướp với bột sắn dây. Như vậy sẽ làm giảm đi dược liệu ban đầu của bột sắn.

Một số lưu ý khác

  • Chỉ nên mua bột sắn dây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của các cơ sở sản xuất, cửa hàng uy tín.
  • Không nên dùng bột sắn dây với quá nhiều đường.
  • Không nên quá lạm dụng thực phẩm này, tốt nhất chỉ nên dùng 1 cốc/ngày (đối với nước).

Bột sắn dây có phải bột năng không? Cách phân biệt

Bột sắn dây có phải bột năng không là thắc mắc của nhiều người

Bột năng là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình. Bột năng cũng là thành phần quan trọng của nhiều món ăn ngon. Theo cách gọi của người miền Bắc, bột năng còn được gọi là bột sắn. Do đó, nhiều người nhầm lẫn bột năng là bột sắn dây. Tuy nhiên, bột năng và bột sắn dây hoàn toàn khác nhau.

Một số khác biệt cơ bản giúp bạn phân biệt 2 loại bột này.

Bột sắn dây Bột năng
Giống nhau Cả 2 đều có màu trắng, khi chín (nấu hoặc pha nước sôi) chuyển sang màu trắng trong, có độ kết dính cao.
Khác nhau Được làm từ củ sắn dây Được làm từ củ mì (củ khoai mì)
Bột có dạng cục, miếng lớn Bột mịn
Có thể nấu chín hoặc pha với nước nguội Nấu chín mới có thể dùng được
Có thể dung làm mặt nạ dưỡng da Không thể đắp lên mặt
Giá thành cao hơn (200.000đ – 300.000đ/kg) Giá thành thấp hơn (30.000đ – 40.000đ/kg)

Điểm giống và khác nhau của bột sắn dây và bột năng

Cách pha bột sắn dây theo phương pháp Ohsawa

Cách 1:

  • 5 muỗng cà phê bột sắn dây
  • 1 lát gừng
  • 1 ly nước
  • 1 quả mơ muối lâu năm
  • ½ muỗng tương tamarin

Cho nước và bột sắn dây vào nồi đất, bắc lên bếp đun sôi. Cho mơ muôi vào nồi, khuấy đều cho đến khi sánh đặc, tắt bếp. Đợi thêm 1-2 phút cho nguội bớt, thêm lát gừng vào cùng. Tùy theo sở thích có thể cho thêm tương tamarin vào.

Cách 2:

  • 8 muỗng cà phê bột sắn dây
  • 8 muỗng cà phê sữa đặc
  • 2 muỗng đường

Cho đường vào nồi, bắc lên bếp đảo đều cho đến khi chuyển sang màu vàng cánh gián. Hòa sữa đặc với 100ml nước ấm, rồi thêm bột sắn dây vào hòa tan. Cho hỗn hợp vừa khuấy vào nồi, bắc lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều theo 1 chiều cho đến khi đặc lại. Cho nước ra ly, cho nước đường lên bề mặt. Để ngon miệng, có thể cho thêm vài viên đá.

Cách 3:

Dùng tắc hoặc chanh để pha nước bột sắn dây đều được

  • 2 muỗng bột sắn dây
  • 3 quả tắc (quất)
  • 4 muỗng cà phê đường

Cho bột sắn dây vào ly nước, khuấy đều. Bổ đôi 2 quả tắc, tách hạt rồi vắt nước cốt vào ly nước. Cho đường vào hỗn hợp, khuấy đều. Cắt quả tắc còn lại thành lát mỏng rồi cho vào ly nước bột sắn dây. Có thể cho thêm vào ít viên đá trước khi thưởng thức.

Một số bài thuốc từ bột sắn dây

Chữa đau đầu, nôn ói ở trẻ em

Giã nát 30g bột sắn dây, cho vào nồi cùng với 2 bát nước lớn, đun sôi, cho cạn còn 1 bát. Chắt lấy nước, dùng nấu cháo với 50g gạo tẻ. Thêm ít gừng, cho trẻ ăn trong vòng 3-5 ngày là tình hình bệnh sẽ được cải thiện.

Chữa say rượu

Dùng 30g bột sắn dây, 4g hoàng liên, 30g hoạt thạch, 15g bột cam thảo, tán thành bột mịn. Trộn hỗn hợp bột này với nước rồi viên thành viên. Mỗi lần uống dùng khoảng 3g.

Giải khát

Cho 30g bột sắn dây vào nồi, nấu với nước sôi khoảng 20 phút là có thể dùng được. Có thể dùng uống thay trà hằng ngày.

Có thể kết hợp bột sắn dây với rau má để tăng thêm công hiệu giải khát. Lấy 20g rau má rửa sạch, giã nát thêm vào nước sôi, vắt lấy nước. Rồi cho 10g bột sắn dây vào nước rau má, thêm đường, khuấy đều là đã có thể thưởng thức.

Với những chia sẻ về bột sắn dây, hy vọng đã giúp mọi người biết được bột sắn dây là gì, cũng như có cái nhìn tổng quát về loại bột này. Từ đó sẽ có cách sử dụng đúng, đem lại hiểu quả cao hơn. Hãy cùng cân nhắc và bổ sung dinh dưỡng từ tinh bột sắn dây phù hợp mỗi ngày nhé.

8 Tháng 5, 2022 0 Bình luận
6 FacebookTwitterPinterestEmail
Cẩm nang sức khỏe

Ăn chay không được uống gì – Những thắc mắc chưa ai giúp bạn giải đáp

by Minh Tuệ 3 Tháng 5, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Ăn chay không được uống gì? Đây là vấn đề khiến rất nhiều người băn khoăn. Bởi thực tế ngoài kiêng thịt, người ăn chay vẫn “từ chối” một số thực phẩm thức uống khác. Cùng điểm danh và tìm lời đáp cho những thức uống khiến người ăn chay phải đau đầu khi không biết được uống hay không.

Ăn chay có được uống sữa?

Ăn chay có uống sữa được không tùy thuộc vào từng trường phái ăn chay. Cụ thể, người ăn chay theo chế độ Lacto Vegetarian và LactoOvo vegetarian vẫn có thể sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi. Những người ăn bán chay thi thoảng vẫn dùng sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Ăn chay uống sữa bò được không?

Nhiều người thắc mắc, tại sao người ăn chay vẫn uống sữa bò. Có thể, họ là những người nằm trong nhóm trường phái Lacto Vegetarian và LactoOvo vegetarian. Trong giới luật nhà Phật, ăn chay (trai) tức là ăn chế độ sạch, tinh khiết, không sát hại sinh vật, không lấy mạng sinh vật khác để nuôi mình. Theo đó, Phật tử có thể sử dụng sữa của các loại động vật (chỉ dùng sữa chứ không giết động vật), thầy Thích Pháp Hòa cho biết.

Thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ về việc ăn chay có được uống sữa?

Các loại sữa có nguồn gốc thực vật

Có nhiều người băn khoăn không biết ăn chay dùng sữa động vật có phạm tội không nên đã tìm kiếm và thay thế sữa từ các loại động vật sang sữa có nguồn gốc thực vật hoàn toàn.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là loại sữa thay thế sữa bò, sữa dê được nhiều người yêu thích. Sữa đậu nành có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật, rất tốt cho hệ tim mạch, chống lão hóa, tốt cho cho làn da. Đặc biệt, sữa đậu nành còn cung cấp 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và isulin. Nhờ đó, loại sữa này hỗ trợ giảm mỡ hiệu quả, giúp người dùng duy trì vóc dáng.

Sữa đậu nành được xem là sữa cho người ăn chay

Sữa đậu nành được xem là sữa cho người ăn chay

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân cũng là một trong những loại sữa được đông đảo người ăn chay ưa chuộng. Sữa hạnh nhân có lượng calo và đường thấp hơn so với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật. Nhờ đó, loại sữa này giúp người dùng tránh được các bệnh về tiểu đường, béo phì. Sữa hạnh nhân cũng chứa nhiều canxi hỗ trợ phát trưởng xương, đặc biệt tốt cho người mắc bệnh loãng xương.

Sữa hạnh nhân là một trong những loại sữa tốt cho người ăn chay

Sữa hạnh nhân là một trong những loại sữa tốt cho người ăn chay

Sữa gạo

Được chế biến từ gạo, sữa gạo rất tốt cho da, xương và đặc biệt hữu ích cho việc giải nhiệt cơ thể. Đồng thời, trong sữa gạo còn có nhiều thành tố chống độc tố cho cơ thể. Vì vậy, sữa gạo còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Sữa gạo rất tốt cho sức khỏe người dùng

Sữa gạo rất tốt cho sức khỏe người dùng

Ăn chay có được uống trà sữa không?

Trà sữa được làm từ thành phần nguyên liệu chính là các loại trà và sữa bột, kết hợp thêm với các loại trân châu, thạch dừa, thạch rau câu… Nguyên nhân chính là do sữa bột hầu hết đều có nguồn gốc từ động vật nên các tín đồ ăn chay băn khoăn.

  • Ăn chay kỳ: Ngoài những ngày/kỳ nhất định trong tháng, năm thực hành chay tịnh ra thì những ngày bình thường vẫn có thể uống trà sữa.
  • Trường phái ăn chay có sữa: Người ăn chay theo trường phái này chỉ không được ăn trứng và vẫn được sử dụng sữa bình thường. Do đó vẫn có thể uống trà sữa.
  • Trường phái ăn chay có trứng, sữa: Trong khẩu phần ăn của người ăn chay theo trường phái này vẫn có thể sử dụng trà sữa bình thường mà không vi phạm nguyên tắc ăn chay.

Tùy vào trường phái, tín đồ ăn chay cân nhắc việc uống trà sữa phù hợp

Tùy vào trường phái, tín đồ ăn chay cân nhắc việc uống trà sữa phù hợp

Ăn chay có được uống trà sữa trân châu không? Ngoài sữa, trân châu cũng là thành phần khiến người ăn chay phân vân không biết có dùng được không. Hạt trân châu được làm từ bột năng. Vì vậy, khi muốn biết ăn chay có được uống trà sữa trân châu không, bạn chỉ cần xem xét sữa.

Ăn chay có được uống rượu bia không?

Ăn chay có được uống rượu không?

Sách nhà Phật có nhắc nhở Phật tử ăn chay không nên uống rượu. Mặc dù, rượu được làm từ lúa gạo hoàn toàn có nguồn gốc thực vật. Bởi vì rượu được xếp vào tứ đổ tường (tửu, sắc, tài, khí), đồng thời cũng thuộc vào hạng ngũ giới cấm (sát sanh, du đạo, tà dâm, tửu nhục, vọng ngữ). Rượu khiến tinh thần người thiếu tỉnh táo, từ đó dẫn đến không kiểm soát được những lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến người khác và bản thân.

Bên cạnh đó, theo học thuyết nhà Phật, ăn chay là lối ăn giản dị, lành mạnh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong khi đó, rượu lại là chất kích thích, bản chất có tính nóng, uống nhiều sẽ khiến ngũ tạng bị suy kém, suy giảm hệ thống miễn dịch. mắc bệnh về huyết áp, xơ gan, thiếu máu.

Ăn chay có được uống bia không?

Ăn chay không nên uống rượu bia

Ăn chay không nên uống rượu bia

Vậy ăn chay có được uống bia không? Thực tế, bia được xuất hiện sau rượu nhưng đây không phải là lý do để Phật tử uống bia như bình thường. Bia là thức uống có chứa men, cồn khi sử dụng cũng sẽ khiến người dùng không được minh mẫn, tỉnh táo từ đó dễ có những lời nói, hành vi sai lệch. Lời Phật dặn nhằm hướng người ăn chay không sa ngã vào chất kích thích, giữ được tâm thanh tịnh. Ăn chay không được uống gì? Câu trả lời chính là rượu bia.

Tuy nhiên, việc sử dụng bia còn phụ thuộc vào từng trường phái ăn chay và loại bia. Hiện nay, có rất nhiều loại bia được chế biến dành riêng cho người ăn chay. Những loại bia này xuất hiện để đáp ứng sở thích, tính chất công việc của nhiều người.

Ăn chay có được uống sữa Ông Thọ không?

Xét về nguồn gốc, sữa Ông Thọ được làm từ sữa bò. Vì vậy, sử dụng sữa Ông Thọ được hay không phụ thuộc vào tùy từng trường phái ăn chay (như đã giới thiệu trên). Sữa Ông Thọ được sử dụng khá phổ biến như pha nước nóng uống trực tiếp, làm bánh, sinh tố, ăn với bánh mì…

Ăn chay có được uống sữa Milo không?

Milo là loại sữa quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Sữa Milo được giới thiệu là có thành phần nguyên liệu chính là nguồn dưỡng chất thiên nhiên giàu đạm, dinh dưỡng từ sữa, mầm lúa mạch nguyên cám và các vitamin. Cũng như các loại sữa khác đã nói trên, thành phần Milo có sữa nên người ăn chay tùy theo trường phái mà cân nhắc trước khi sử dụng.

Ăn chay có được uống sữa Milo không?

Ăn chay có được uống sữa Milo không?

Ăn chay có được uống mật ong không?

Mật ong có thuần chay?

Mật ong là thành phẩm của quá trình nuôi ong lấy mật. Quá trình lấy mật ong không tổn hại đến đàn ong. Do đó, người ăn chay vẫn sử dụng mật ong bình thường. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người với mục đích khai thác mật ong đã làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn của đàn ong. Chính vì thế, nhiều người ăn chay đã hạn chế sử dụng mật ong.

Các thực phẩm chay thay thế mật ong dành cho người ăn chay

Do không biết rõ hình thức khai thác lấy mật ong, nên nhiều người lo lắng, băn khoăn về việc sử dụng mật ong. Vì thế, tốt nhất để tâm an, nhiều người đã sử dụng các loại thực phẩm chay thay thế mật ong.

Đường dừa

Đường dừa được chiết xuất từ nhựa cây dừa bằng cách khứa dao trên hoa dừa để nhựa chảy ra. Loại nhựa này chứa 80% nước, đun nóng cho đến khi bay hết hơi sẽ thu được đường dừa. Đường dừa có vị ngọt dịu, có nguồn gốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe người dùng.

Mật mía

Ngoài đường dừa, mật mía cũng là thực phẩm có vị ngọt, nguồn gốc chay hoàn toàn. Mật mía có vị ngọt đậm hơn so với đường, chứa nhiều sắt, canxi đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể. Do đó, mật mía là sự thay thế hoàn hảo cho mật ong.

Mật mía có vị ngọt đậm đà, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Mật mía có vị ngọt đậm đà, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Quả chà là

Những người ăn chay không uống mật ong có thể sử dụng quả chà là thay thế. Quả chà là chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chà là có vị ngọt tự nhiên, giúp người dùng an tâm không lo sợ vấn đề tăng cân.

Nước ép trái cây

Thay vì uống mật ong, người ăn chay có thể dùng nước ép các loại trái cây có vị ngọt. Một số lựa chọn gợi ý cho trường hợp này là táo, dưa hấu, dâu tây, nho, dứa… Để tốt cho sức khỏe, khi uống nước ép bạn không nên cho thêm đường.

Ăn chay có được uống nước yến không?

Thực tế, tổ yến được tạo thành từ bởi nước dãi của chim yến kết lại trong thời gian khoảng 3-4 tháng. Như vậy, tổ yến không phải là thịt động vật, không chế biến hay thu hoạch thông qua giết mổ nên hoàn toàn phù hợp với người ăn chay.

Thế nhưng, hiện nay cũng có khá nhiều người, vì lợi ích, sẵn sàng khai thác tổ yến không đúng cách và sai thời điểm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, phát triển của chim yến. Do đó, những người này xem hành động khai thác tổ yến là thiếu tính nhân văn. Tổ yến là thực phẩm không thuần chay. Vì thế, một số người “từ chối” sử dụng tổ yến trong quá trình ăn chay.

Xoay quanh việc ăn chay tồn tại khá nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ăn chay không được uống gì là một trong số những chủ đề như vậy. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có được lời giải đáp phù hợp. Từ đó hiểu rõ và tháo gỡ được thắc mắc về vấn đề này.

3 Tháng 5, 2022 0 Bình luận
8 FacebookTwitterPinterestEmail
Ăn chay có được ăn trứng gà không? 
Cẩm nang sức khỏe

[Hỏi đáp] Ăn chay có được ăn trứng không?

by Minh Tuệ 29 Tháng 4, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Ăn chay có ăn trứng được không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người khi mới bắt đầu chuyển sang chế độ ăn chay. Vậy sự thật như thế nào, cùng tìm hiểu nhé.

Ăn chay là phương pháp ăn uống lành mạnh và cân bằng. Thực đơn là thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau củ, các loại hạt, trái cây…. Đồng thời, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật, sản phẩm thu được từ quá trình giết mổ động vật. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn ăn chay có thể sử dụng các loại trứng gà, vịt, cút, trứng muối… được không.

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Xét về mặt khoa học, trứng là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Trứng chứa nhiều calo, protein, chất béo, glucid, chất xơ, các loại vitamin B12, A, D, K, các loại chất khoáng như canxi, sắt, kali, kẽm, magie…

Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng cho rằng trứng có nhiều công dụng như cung cấp dưỡng chất, tăng cholesterol HDL, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, có lợi cho sức khỏe của mắt, tăng khối lượng cơ bắp, hạ huyết áp, tăng sức khỏe của xương, giảm cân, tăng sức đề kháng, cung cấp Omega-3…

Đặc biệt các bác sĩ cũng cho biết, lòng đỏ trứng là một trong những nguồn choline tốt nhất trong các loại thực phẩm. Đây là dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho mọi hoạt động và sức khỏe của cơ thể. Chính vì vậy, nhiều người thường bổ sung trứng vào thực đơn để tăng cường dưỡng chất.

Trứng gà có nhiều công dụng đối với sức khỏe 

Trứng gà có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Ăn chay có được ăn trứng gà không?

Ăn chay được chia thành nhiều trường phái khác nhau. Tùy thuộc vào chế độ từng trường phái ăn chay mà có hoặc không sử dụng trứng. 

Trường phái 

Thực phẩm

Ăn chay tuyệt đối (Vegan)

Những người theo trường phái Vegan tuyệt đối không dùng trứng thực phẩm từ động vật như thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, sữa cũng như các sản phẩm được làm trứng, sữa hay có nguồn gốc động vật.

Ăn chay có trứng, sữa (Ovo lacto vegetarian)

Những người ăn chay theo trường phái Ovolactovegetarian không dùng thực phẩm từ thịt động vật. Tuy nhiên, họ vẫn có thể ăn trứng, uống sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa.

Ăn chay có sữa (Lacto vegetarian)

 

Ăn chay theo trường phái Lactovegetarian được uống sữa, dùng các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, người ăn chay trường phái này kiêng trứng, thịt.

Ăn chay không sữa (Ovo Vegetarian)

Những người ăn chay không sữa nhưng vẫn sử dụng các loại trứng bình thường.

Ăn chay kiêng thịt (Pescatarian)

Những người này ăn chay kiêng các loại thịt gia cầm, gia súc (heo, bò, gà, dê, cừu…), hạn chế ăn trứng nhưng vẫn được sử dụng các loại cá, thủy hải sản.

Ăn “bán chay” (Pollotarian)

 

Đây là một hình thức bán chay. Người ăn chay Pollotarian kiêng thịt gia súc (heo, bò, trâu, dê, cừu…), hạn chế ăn trứng nhưng vẫn sử dụng thịt gia cầm.

Ăn chay “Linh hoạt” (Flexitarian)

 

Người ăn chay linh hoạt sẽ hạn chế ít nhất có thể lượng thịt, cá nạp vào cơ thể.  Đơn giản dễ hiểu hơn là chay mặn đều dùng được chính vì thế vẫn được ăn trứng. 

Những quy định về việc sử dụng trứng của các trường phái ăn chay

Ăn chay có được ăn trứng công nghiệp không?

Rất nhiều người không biết người theo đạo Phật ăn trứng gà công nghiệp được không? Dùng trứng gà công nghiệp có phạm vào tội sát sinh hay không?

Thực tế, trứng gà công nghiệp được tạo thành mà không có trống, chúng không thể nở thành con. Nói cách khác, trứng gà công nghiệp không có sự sống vì thế dùng trứng gà công nghiệp không phạm vào tội sát sinh. Tuy nhiên, để tránh phạm tội, chúng ta cần kiểm tra và biết rõ nguồn gốc xuất xứ của trứng.

Bàn về vấn đề đạo Phật ăn chay có được ăn trứng không, nhiều nhà sư cũng chia sẻ Phật giáo chưa có giới luật nào cấm sử dụng trứng. Việc ăn trứng hay không tùy thuộc vào người xuất gia hay tại gia. Đồng thời, theo quan điểm nhà Phật, người tu hành nên xem thức ăn là phương thuốc nuôi dưỡng sức khỏe, tránh sát sinh, không nên đặt quá nặng vấn đề ăn trứng hay không ảnh hưởng đến quá trình tu tập.

Ăn chay bên Công giáo có được ăn trứng không?

Đối với những người theo Công giáo, ăn chay là không ăn hoặc ăn ít đi, đạm bạc hơn so với những ngày bình thường. Trong những ngày ăn chay, người theo đạo cần tránh ăn vặt, ăn một bữa no, hai bữa còn lại ít hơn, miễn sao phù hợp với tập tục của địa phương về quy định lượng thức ăn. Thời gian giữa các bữa không được dùng thức ăn đặc tuy nhiên vẫn được dùng thức uống lỏng như trà, nước trái cây, sữa…

Theo nguyên tắc chung của Giáo hội Công giáo, tín đồ Công giáo ăn chay phải kiêng thịt, cụ thể là thịt các loại động vật có tính nóng như lợn, bò, gà, vịt… Thế nhưng, đối với trứng, sữa, các sản phẩm từ trứng, sữa vẫn được sử dụng. Các loại thực phẩm hải sản, loài có tính hàn như cá, ếch, trai, sò… vẫn được sử dụng.

Ăn trứng luộc có giảm cân không?

Ăn chay có được ăn trứng luộc không? Đối với những người đang ăn chay với mục đích giảm cân, trứng luộc là thực phẩm không thể thiếu. Trứng luộc thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Một số nghiên cứu cũng cho rằng ăn trứng luộc vào buổi sáng giúp cơ thể giảm cân nhiều hơn so với các thực phẩm khác. Nhưng để tối ưu lợi ích, bạn cần biết cách sử dụng trứng đúng nhất. Khi đưa trứng vào thực đơn giảm cân, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tuy nhiên cũng không nên dùng quá nhiều trứng. Mỗi bữa ăn chỉ nên dùng 1 quả và kết hợp với các loại rau, củ, quả để tăng cường thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Không nên ăn trứng sống bởi trong trứng sống có chứa Antitrypsin. Đây là chất ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa protein. Do vậy ăn trứng sống sẽ khiến cơ thể gặp trường hợp khó hấp thụ và khó tiêu.
  • Ăn trứng hỗ trợ giảm cân thế nhưng không giúp bạn duy trì cân nặng lâu dài. Vì thế, để duy trì số cân, vóc dáng như ý, bạn nên kết hợp tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
ăn trứng luộc giảm cân

Đối với người ăn chay với mục đích giảm cân, trứng gà là “thần dược”

Đối tượng không nên dùng trứng khi ăn chay giảm cân

Những đối tượng không nên ăn trứng gà

Trứng là loại thực phẩm quen thuộc, lành tính nên phù hợp với nhiều người kể cả trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi. Tuy nhiên, một số người thuộc các nhóm đối tượng sau cần cân nhắc khi sử dụng trứng:

  • Người bị huyết áp cao: Những người này có lượng đường, cholesterol trong máu cao, hàm lượng acid uric cũng khá cao nên hạn chế việc ăn trứng. Nếu có sử dụng cũng chỉ nên giới hạn 1 quả trong 1 ngày và 2-3 lần/tuần.
  • Người dị ứng với trứng: Dù ở bất cứ độ tuổi nào, người có tiền sử dị ứng với trứng cần tránh sử dụng trứng và các sản phẩm được chế biến từ trứng.
  • Người bị viêm túi mật: Người bị viêm túi mật cũng cần hạn chế đưa trứng vào thực đơn, đặc biệt là lòng đỏ trứng.

Tiêu chảy có ăn được trứng gà không?

Câu trả lời là không. Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất nước, dịch tiêu hóa ít cùng với đó men tiêu hóa cũng giảm. Vì thế, việc hấp thu chất béo, đạm và đường cũng sẽ suy giảm. Trong khi trứng gà lại chứa hàm lượng chất béo và protein cao. Việc ăn trứng gà sẽ khiến cơ năng sinh lý nhu động ruột cao quá mức bình thường, đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hy vọng, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề ăn chay có ăn trứng được không. Tùy vào mục đích và trường phái ăn chay, bạn có thể tìm hiểu, lựa chọn thực đơn phù hợp. Mong rằng, những chia sẻ hữu ích trên có thể giúp bạn có được quá trình ăn chay vừa đảm bảo sức khỏe vừa thực hành ăn chay đúng cách.

29 Tháng 4, 2022 0 Bình luận
8 FacebookTwitterPinterestEmail
Món chay dễ làm

5 cách nấu súp hạt sen chay siêu đơn giản, thơm ngon tại nhà

by Minh Tuệ 23 Tháng 12, 2021
Đăng bởi Minh Tuệ

Bỏ túi ngay 5 cách nấu súp hạt sen chay đơn giản, siêu bổ dưỡng dưới đây để tự tay trổ tài chiêu đãi cả nhà. Nguyên liệu lại đơn giản, rất dễ tìm mua, bạn đã sẵn sàng khám phá chưa nào?

Súp hạt sen đậu phụ

Nguyên liệu

  • 200g hạt sen
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ sắn
  • 2 miếng đậu phụ
  • 100g nấm rơm
  • 1 nắm ngò rí
  • 500ml nước dừa
  • Gia vị: Hạt nêm chay, dầu ăn, đường, bột ngọt, muối, tiêu xay…

 Cách nấu súp hạt sen đậu phụ chay

 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Dùng tăm loại bỏ phần tim sen, cho hạt sen vào bát nước sôi ngâm khoảng 5 phút để sen mềm.
  • Cắt bỏ phần gốc nấm rơm, bổ làm đôi nếu nấm có kích thước lớn, rửa lại với nước.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, củ sắn, rửa với nước muối pha loãng, cắt hạt lựu.
  • Rửa đậu phụ nhẹ nhàng với nước, cắt thành miếng vuông vừa ăn.
  • Nhặt bỏ phần gốc rễ, lá úa vàng của ngò, rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2: Chiên đậu phụ

  • Cho dầu ăn vào chảo, bắc lên bếp đợi dầu sôi, cho đậu phụ vào chiên cho săn lại (lưu ý không nên chiên quá vàng).

Bước 3: Nấu súp

  • Cho 500ml nước dừa và 500ml nước lọc vào nồi, bắc lên bếp đun sôi lăn tăn.
  • Cho củ sắn, cà rốt vào nồi nấu thêm khoảng 20 phút, cho nấm rơm vào cùng nấu thêm khoảng 5 phút nữa.
  • Cho 3 muỗng hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối vào nồi, khuấy đều.
  • Cho hạt sen và đậu phụ chiên vào nồi, nấu thêm khoảng 3 phút.

Bước 4: Thành phẩm

  • Múc súp ra bát, cho thêm lên trên ít tiêu xay và ngò rí cắt nhỏ là đã có thể thưởng thức.

súp hạt sen đậu phụ

Súp hạt sen đậu phụ có hương vị thơm ngon

Súp hạt sen bí đỏ

Nguyên liệu

  • 4 trái bí đỏ non
  • 100g hạt sen
  • 30g đậu bi
  • 50g đậu phụ chiên
  • 40g cà rốt
  • 1 cây hành boa rô
  • 40g nấm đông cô tươi
  • Gia vị: Dầu ăn, nước tương

Cách nấu súp hạt sen bí đỏ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gọt vỏ bí đỏ, loại bỏ phần hạt, rửa sạch, cho vào nồi hấp khoảng 10 phút.
  • Dùng tăm loại bỏ tim sen, để súp không có vị đắng.
  • Rửa sạch đậu bi, cho vào nồi cùng hạt sen, bắc lên bếp luộc chín.
  • Rửa đậu phụ thật nhẹ với nước để tránh bị nát, cắt thành hạt lựu.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, cắt bỏ phần gốc nấm đông cô, rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt hạt lựu.
  • Cắt bỏ phần gốc hành boa rô, rửa sạch, cắt mỏng phần cọng, phần lá cắt nhuyễn.

Bước 2: Nấu súp

  • Cho bí đỏ vào máy xay sinh tố, thêm ít nước, tiến hành xay nhuyễn.
  • Bắc nồi lên bếp, cho muỗng dầu ăn vào đun sôi, cho hành boa rô vào phi thơm.
  • Cho lần lượt nấm, cà rốt vào xào rồi cho phần bí đỏ xay vào, đun sôi.
  • Dùng chảo khác, bắc lên bếp, cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, thêm hạt sen, đậu bi, đậu phụ vào xào săn, cho vào nồi súp.
  • Nêm súp bằng 1 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng tiêu xay.
  • Cho phần rau củ xào vào nồi súp, nấu khoảng 25 phút, nấu cho chín mềm.

Bước 3: Thành phẩm

  • Cho ít hành boa rô phần lá lên trên, để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm vào cọng ớt thái sợi.
  • Dùng ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị món súp hạt sen bí đỏ.

súp hạt sen bí đỏ

Súp hạt sen bí đỏ có hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng

Súp chay rong biển hạt sen

Nguyên liệu

  • 20g rong biển
  • 50g hạt sen tươi1 miếng đậu phụ non
  • Gia vị: Đường, hạt nêm, muối

Cách nấu súp rong biển hạt sen chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Dùng tăm loại bỏ tim sen để món súp không có vị đắng.
  • Rửa sạch rong biển, vớt ra để trên rổ cho ráo nước.
  • Rửa đậu phụ với nước, cắt thành lát mỏng vừa ăn.

Bước 2: Nấu hạt sen

  • Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho hạt sen vào luộc khoảng 15 phút.
  • Nêm thêm khoảng 2 muỗng canh hạt nêm chay, ½ muỗng canh đường, khuấy đều.

Bước 3: Nấu súp rong biển

  • Cho đậu phụ vào nồi hạt sen, khuấy đều.
  • Cho thêm rong biển vào, tắt bếp.
  • Múc canh ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn.

Súp chay hạt sen rong biển chay là món ăn được nhiều người yêu thích

Súp hạt sen thập cẩm

Nguyên liệu

  • 50g cà rốt
  • 50g bắp mỹ
  • 50g nấm kim châm
  • 50g nấm bông tuyết
  • 50g hạt sen
  • 50g nấm rơm
  • 20g nấm hương
  • Vài cọng ngò rí
  • Vài cọng hành lá
  • 30g bột năng

súp hạt sen thập cẩm

Súp hạt sen thập cẩm là một trong các loại súp chay ngon, bổ dưỡng

Cách nấu súp hạt sen thập cẩm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm nấm bông tuyết trong bát nước khoảng 3 phút, rửa sạch, vớt ra, cắt nhỏ.
  • Nấm rơm, nấm hương sau khi rửa sạch, cắt thành những lát mỏng.
  • Cắt bỏ phần gốc của nấm kim châm, rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn khoảng 1cm.
  • Tách bắp lấy phần hạt, rửa sạch.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, rửa sạch, cắt thành hạt lựu nhỏ.
  • Nhặt bỏ phần gốc rể, lá úa vàng của hành lá, ngò rí, rửa sạch, cắt nhuyễn.

Bước 2: Nấu súp

  • Cho hạt sen vào nồi nước (khoảng 1.2 lít nước), bắc lên bếp hầm khoảng 20 phút.
  • Cho hạt bắp, nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm vào nồi, khuấy đều.
  • Khi nước sôi, cho nấm bông tuyết, 2 muỗng hạt nêm chay vào.
  • Hạ lửa nhỏ, cho 30g bột năng hòa trong bát nước rồi vừa khuấy vừa đổ từ từ vào nồi súp.
  • Tiếp tục nấu cho đến khi nồi súp sôi, tắt bếp.
  • Múc súp ra bát, cho hành lá, ngò rí vào cùng là đã có thể thưởng thức.

Súp bắp hạt sen chay

Nguyên liệu

  • 200g hạt sen
  • 1 trái bắp mỹ
  • 1 miếng đậu phụ
  • ½ củ cà rốt
  • 50g đậu hũ ky
  • 5g nấm đông cô
  • 5g tóc tiên
  • 80g bột năng
  • 10g ngò rí

súp bắp hạt sen

Cách nấu súp bắp chay tương đối đơn giản, không mất nhiều thời gian

Cách nấu súp bắp hạt sen

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cho tóc tiên vào ngâm trong bát nước khoảng 5 phút, vớt ra ngoài, cắt nhỏ.
  • Loại bỏ tim hạt sen, cho vào nồi nước (khoảng 1.5 lít nước) ngâm khoảng 20 phút rồi bắc lên bếp luộc.
  • Tách hạt bắp, rửa sạch, cắt đậu hũ ky thành sợi.
  • Rửa sạch miếng đậu phụ, cắt thành miếng nhỏ.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, rửa sạch, cắt hạt lựu.
  • Ngâm cho nấm đông cô mềm, vớt ra ngoài, cắt thành sợi nhỏ.

Bước 2: Nấu súp bắp hạt sen

  • Khi hạt sen hầm chín mềm rồi hạ nhỏ lửa, hòa bột năng trong bát nước, cho từ từ vào nồi, tiếp tục khuấy đều cho đến khi nồi súp sánh lại.
  • Nêm nếm gia vị để món súp thêm đậm đà, bạn cho 2 muỗng hạt nêm, ¼ muỗng bột ngọt, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng dầu hào vào bát nhỏ, khuấy đều rồi mới cho vào nồi súp.
  • Cho nấm đông cô, hạt bắp vào nồi súp.
  • Đợi nước sôi, cho thêm cà rốt, tàu hũ ky, đậu phụ, tóc tiên vào nồi súp, khuấy đều.

Trên đây là top 5 cách nấu súp hạt sen chay vừa đơn giản vừa thơm ngon. Chắc chắn, bát súp nóng, thanh đạm, hấp dẫn và giàu dưỡng chất sẽ làm người thưởng thức cảm thấy ngon miệng và xiêu lòng ngay lập tức.

23 Tháng 12, 2021 0 Bình luận
7 FacebookTwitterPinterestEmail
Món chay dễ làm

Top 24 các món chè hạt sen ngon khiến bạn “đổ tim” ngay

by Minh Tuệ 10 Tháng 12, 2021
Đăng bởi Minh Tuệ

Các món chè hạt sen vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng lại có cách thực hiện đơn giản. Trong những ngày hè nắng nóng, bát chè hạt sen sẽ là “vị cứu tinh” giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc hiệu quả. Đừng bỏ qua danh sách top 24 món chè từ hạt sen danh bất hư truyền dưới đây nhé.

Top 24 các món chè hạt sen ngon

Chè nhãn nhục

Hạt sen kết hợp cùng với nhãn nhục đôi khi có thêm táo đỏ, nha đam tạo nên món chè có vị ngọt dịu, thơm ngon. Không chỉ vậy, món chè này còn có tác dụng bổ khí huyết, ích tâm. Mặc dù rất bổ dưỡng, song cũng cần chú ý, người bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, phụ nữ có thai không nên sử dụng quá nhiều.

chè hạt sen nhãn nhục thơm ngon

Chè hạt sen nhãn nhục có vị thanh mát

Chè hạt sen vải

Vị bùi của hạt sen quyện cùng vị ngọt ngon của vải chín khiến người ăn mê ly. Đây cũng món giải khát tuyệt vời cho gia đình trong những ngày hè oi nóng. Chuẩn bị và chế biến món chè này tương đối đơn giản không mất nhiều thời gian. Đặc biệt, món chè này cũng có công dụng làm đẹp tuyệt vời cho các chị em phụ nữ.

chè vải hạt sen

Cách nấu chè vải tươi với hạt sen tương đối đơn giản

Chè hạt sen nấm tuyết

Chè hạt sen nấm tuyết có hình thức bắt mắt, hấp dẫn. Bát chè có “siêu năng lực” làm xiêu lòng người ngay khi nếm thử bởi vị ngọt thanh. Đây cũng là món ăn ưa chuộng của hội chị em phụ nữ hiện nay.

chè hạt sen nấm tuyết

Cách nấu chè hạt sen táo đỏ nấm tuyết nhanh, gọn và bổ dưỡng

Chè hạt sen đường phèn

Chè hạt sen đường phèn là món chè có thành phần nguyên liệu chế biến cực kỳ đơn giản. Cách thực hiện món chè này cũng rất dễ dàng, nhanh, gọn. Vị ngọt thanh của đường phèn hòa cùng vị bùi của hạt sen chắc chắn sẽ khiến người ăn cảm nhận được sự thanh mát.

chè hạt sen đường phèn ngọt thanh

Chè hạt sen nha đam có tác dụng thanh nhiệt cực hiệu quả

Chè hạt sen nha đam

Là công thức giải nhiệt ngày hè hiệu quả cùng với thành phần nguyên liệu đơn giản, cách làm nhanh gọn, chè hạt sen nha đam trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Bạn chỉ cần chuẩn bị ít hạt sen và vài cây nha đam là đã có thể bắt tay vào thực hiện. Thưởng thức vị ngọt của đường, nha đam giòn giòn, hạt sen bùi chín mềm còn gì hấp dẫn bằng.

chè hạt sen nha đam

Chè hạt sen đường phèn có hương vị thanh mát

Chè hạt sen đậu đen

Nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì hãy mau vào bếp tìm vài nguyên liệu hạt sen, đậu đen, đường, bột sắn để nấu chè ngay nhé. Bởi món chè này không chỉ thơm ngon, có hương vị thơm béo, ngọt nhẹ mà còn có tác dụng an thần giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn đấy.

chè hạt sen đậu đen

Nhiều người săn tìm cách nấu chè đỗ đen hạt sen bột sắn để thực hiện tại nhà

Chè hạt sen đậu đỏ

Hạt sen và đậu đỏ cũng là sự kết hợp tuyệt vời về cả hương vị lẫn giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt, món chè này rất tốt cho sức khỏe của trẻ em. Để ngon miệng và cảm nhận hương vị trọn vẹn, bạn nên dùng món chè này khi còn hơi ấm. Chắc chắn, vị bùi của đậu đỏ, dẻo ngon của sắn dây và ngọt mát của hạt sen sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

chè hạt sen đậu đỏ

Chè đậu đỏ hạt sen có giá trị dinh dưỡng rất cao

Chè hạt sen tuyết yến

Chè hạt sen tuyết yến hay còn được biết đến với tên gọi là chè dưỡng nhan. Đây là món chè rất được ưa chuộng đặc biệt là chị em phụ nữ. Bởi món ăn này được xem là thần dược trong việc cải thiện, trẻ hóa làn da khi kết hợp nhiều nguyên liệu bổ dưỡng như hạt sen, tuyết yến, sen tuyết, nhãn nhục, táo đỏ, hạt chia…

Chè hạt sen tuyết yến dưỡng nhan

Chè tuyết yến hạt sen có tác dụng dưỡng nhan

Chè hạt sen sương sáo

Ngoài những món chè quen thuộc từ hạt sen, bạn cũng có thể đổi vị với món chè hạt sen sương sáo. Bát chè mát lạnh có vị giòn của sương sáo quyện vị ngọt dịu của hạt sen bở sẽ khiến mọi người thưởng thức xuýt xoa khen ngợi.

chè hạt sen sương sáo

Nấu chè hạt sen sương sáo không khó và mất thời gian như nhiều người vẫn nghĩ

Chè hạt sen ngô

Ngô (bắp) là loại nguyên liệu quen thuộc và rất tốt cho sức khỏe. Hạt ngô được dùng chế biến trong nhiều món ăn cũng như là nấu chè. Ngô kết hợp cùng với hạt sen không chỉ tăng thêm vị ngọt tự nhiên, thơm bùi mà còn tăng giá trị dinh dưỡng cho bát chè.

chè hạt sen ngô

Chè hạt sen ngô ngọt có hương vị đặc trưng hấp dẫn cùng hình thức bắt mắt

Chè hạt sen cốm dẻo

Hạt sen bùi kết hợp cùng cốm dẻo thơm nhẹ, phảng phất mùi cốm non khiến người ăn cảm thấy nao lòng nghĩ đến mùa thu khi đứng trước bát chè. Thưởng thức bát chè, bạn sẽ còn cảm nhận được hương thơm nhẹ của lá dứa và vị béo của cốt dừa hòa quyện tạo nên hương vị rất riêng của món chè.

chè hạt sen cốm

Chè cốm hạt sen có màu sắc bắt mắt cuốn hút

Chè hạt sen thanh long đỏ

Chè hạt sen thanh long đỏ từng nổi sóng và làm mưa làm gió một thời gian bởi màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon lạ miệng. Chè có vị ngọt, thanh mát, hạt sen béo bùi, thanh long ngọt mềm đến nay vẫn chưa làm ai thất vọng.

chè hạt sen thanh long đỏ

Chè hạt sen thanh long đỏ là món ăn “mới” rất được yêu thích

Chè hạt sen long nhãn

Chè hạt sen long nhãn là một trong những món chè quen thuộc. Đây cũng là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình trong những ngày có tiết trời oi bức cũng như tại các buổi tiệc. Bạn cũng sẽ bất ngờ khi biết được rằng món chè này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có nhiều tác dụng với sức khỏe như trị chứng mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, làm đẹp da…

chè hạt sen long nhãn

Cách làm chè hạt sen bọc nhãn lồng khá kỳ công nên món chè thường được dùng đãi khách

Chè hạt sen đậu xanh

Kể đến các món chè hạt sen không thể bỏ qua chè hạt sen đậu xanh. Hạt sen kết hợp cùng đậu xanh tạo nên món chè tuyệt hảo thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình. Đặc biệt, món chè này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Món chè giải nhiệt từ hạt sen và đậu xanh còn có cách thực hiện tương đối đơn giản. Bạn hãy cùng “nhét túi” ngay công thức chế biến để thực hiện ngay tại nhà nhé.

chè hạt sen đậu xanh

Chè hạt sen đậu xanh có màu vàng ươm đẹp mắt

Chè hạt sen củ năng

Có thể có nhiều người vẫn chưa biết đến chè hạt sen củ năng. Hạt sen thơm, khi nấu chín bùi, củ năng giòn sần sật kết hợp cùng nhau tạo nên món chè hấp dẫn ai cũng yêu thích. Khi thưởng thức, chắc chắn bạn sẽ bị vị ngọt thanh không quá gắt của món chè làm “đổ gục” đấy.

Chè hạt sen củ năng

Chè hạt sen củ năng là món tráng miệng ngon, đơn giản

Chè hạt sen táo đỏ kỷ tử

Vốn đều là những vị thuốc Đông nên hạt sen, táo đỏ, kỷ tử khi kết hợp với nhau tạo nên bát chè có giá trị dinh dưỡng khá cao. Chè hạt sen táo đỏ có tác dụng gì? Món chè ngon từ hạt sen này có tác dụng trị mất ngủ, hỗ trợ làm đẹp da, thanh nhiệt. Đặc biệt, bạn có thể thưởng thức vào cả mùa hè nắng nóng hay mùa đông se lạnh.

chè hạt sen táo đỏ kỷ tử

Chè hạt sen táo đỏ kỷ tử sử dụng nhiều vị thuốc tốt cho sức khỏe

Chè bơ hạt sen

Nếu là người thích bơ, bạn không nên bỏ qua món chè bơ hạt sen. Hạt sen và bơ kết hợp với nhau tạo nên món chè thơm ngon, mát lạnh, siêu bổ dưỡng và có hương vị mới lạ vô cùng đặc trưng. Bơ sáp béo, hạt sen bùi thơm, cùng nước cốt dừa béo làm mê đắm người thưởng thức. Đặc biệt, món chè này có hình thức không khác nhiều so với món kem bơ.

chè bơ hạt sen

Cách làm chè bơ hạt sen khá mới lạ so với nhiều người

Chè hạt sen rong biển

Không chỉ nổi tiếng với món canh, rong biển và hạt sen còn có thể dùng để chế biến thành món chè tẩm bổ sức khỏe cho cả gia đình. Không chỉ vậy, đây cũng món ăn làm đẹp giúp nhiều chị em phụ nữ giảm cân hiệu quả, an toàn.

chè hạt sen rong biển

Nhiều người săn tìm cách nấu chè hạt sen rong biển

Chè hạt sen khoai lang

Chè hạt sen khoai lang là món ăn quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Vị bùi của hạt sen cùng với độ dẻo thơm của khoai lang chắc chắn sẽ khiến người ăn tấm tắc khen ngon. Món ăn này có màu sắc bắt mắt với màu tím, vàng vô cùng hấp dẫn.

chè hạt sen khoai lang

Chè hạt sen khoai lang tím có màu sắc bắt mắt cuốn hút

Chè hạt sen khoai môn

Rất nhiều người tìm kiếm cách nấu chè khoai môn hạt sen để trổ tài chế biến chiêu đãi cả nhà. Khoai lang và hạt sen đều là những nguyên liệu giàu vitamin, chất xơ nên món chè này rất tốt cho sức khỏe.

chè hạt sen khoai môn

Nấu chè hạt sen khoai môn giúp cả nhà giải nhiệt là lựa chọn tuyệt vời

Chè hạt sen gừng

Chè hạt sen gừng là món chè từ xa xưa đã được dùng để trị bệnh. Món ăn này có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong ngày. Đặc biệt, đây cũng là món ăn có cách thực hiện tương đối đơn giản, do vậy bạn không cần lo lắng vấn đề thời gian chế biến.

chè hạt sen gừng

Chè hạt sen với gừng có nhiều tác dụng với sức khỏe

Chè hạt sen rau câu

Chè hạt sen rau câu là mộ trong các món chè hạt sen có màu sắc bắt mắt, cuốn hút đặc biệt là đối với trẻ em. Chè có độ bùi của hạt sen, phần nước chè ngọt thanh, sợi thạch trong veo vừa dai vừa giòn thêm ít đá viên để cảm nhận trọn vẹn hương vị.

chè hạt sen rau câu

Chè hạt sen thạch rau câu rất được lòng các em nhỏ

Chè hạt sen sầu riêng

Sử dụng hạt sen, sầu riêng nấu chè tạo nên món ăn tráng miệng thơm ngon, lạ miệng và vô cùng kích thích vị giác các tín đồ yêu món ngọt. Cách thực hiện đơn giản, không mất nhiều thời gian, công sức người chế biến, vì thế, bạn có thể nghĩ đến việc bắt tay vào bếp trổ tài. Hương thơm nồng đặc trưng của sầu riêng, cùng chút béo ngậy, vị bùi tan ngay đầu lưỡi có tác dụng xua tan mọi mệt mỏi trong ngày hè nắng nóng.

chè hạt sen sầu riêng

Sầu riêng nấu chè cùng hạt sen tạo nên món tráng miệng mới lạ, thơm ngon

Chè hạt sen rong nho, táo đỏ

Nấu chè từ hạt sen, rong nho và táo đỏ? Chắc hẳn, nhiều người vẫn còn khá lạ lẫm với món chè này. Món chè này không chỉ thơm ngon, có hương vị độc đáo, mà còn lạ miệng thanh mát, giải nhiệt rất tốt.

Chè táo đỏ rong nho rất giàu dinh dưỡng

Giải đáp một số thắc mắc về các món chè hạt sen

Ăn các món chè hạt sen có tốt cho bà bầu không?

Có bầu ăn chè hạt sen được không? Đây cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người. Câu trả lời có. Bởi hạt sen có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai như canxi, sắt, phốt pho, mangan, kali, vitamin nhóm B, axit amin và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, những chất này rất cần thiết với những bà bầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đái tháo đường giai đoạn thai kỳ.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu hạt sen một ngày?

Tuy rất tốt cho phụ nữ mang thai, song các bạn cũng chú ý ăn các món chè hạt sen với lượng vừa phải. Các mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2-3 nắm hạt sen, bởi nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, chướng bụng.
  • Người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều hạt sen vì rất dễ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Chè hạt sen rất có lợi cho phụ nữ mang thai

Ăn các món chè hạt sen có béo không?

Các chuyên gia xác định 100g hạt sen cung cấp khoảng 361 kcal cho cơ thể. Trong khi đó, cơ thể người bình thường cần khoảng 2.400 – 2.600 kcal mỗi ngày, đối với nam giới lượng kcal cao hơn khoảng 2.800/ngày. Do đó, với lượng hạt sen dùng nấu chè, không thể dẫn đến tình trạng thừa cân hay béo phì.

Ăn hạt sen có mập không? Thực tế, hạt sen, đặc biệt là hạt sen khô còn được xếp vào danh sách những thực phẩm có tác dụng giảm cân. Bởi trong hạt sen có chứa chất xơ và vitamin C khá cao giúp loại bỏ chất béo, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa. Đồng thời, lượng nước trong hạt sen có tạo cảm giác no lâu, ngăn chặn cơn đói, từ đó cơ thể nạp ít thức ăn hơn, giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.

Ăn chè hạt sen có tác dụng gì?

Chè hạt sen không chỉ là món ăn giải nhiệt mà còn có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe người dùng. Sử dụng chè hạt sen có một số tác dụng nổi bật như:

  • Ăn chè hạt sen dễ ngủ, an thần, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
  • Chè hạt sen giải nhiệt, thanh lọc cơ thể tốt trong những ngày có tiết trời oi bức.
  • Giảm lượng Colesteron trong máu đáng kể.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch…
  • Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
  • Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • ….

hạt sen chữa mất ngủ

Chè hạt sen có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn

Nấu các món chè hạt sen cần lưu ý gì?

Khi nấu các món chè từ hạt sen, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Có thể sử dụng hạt sen tươi và khô để nấu chè.
  • Đối với sen tươi, cần loại bỏ phần tâm để chè không có vị đắng.
  • Đối với sen khô, trước khi nấu cần ngâm với nước trước vài tiếng.
  • Để nấu chè, hạt sen không sượng, bạn nên đun nước sôi rồi mới cho hạt sen vào.

Bạn đang tìm kiếm các món chè hạt sen ngon, giúp cả nhà giải nhiệt? Bạn đã có được sự lựa chọn của mình thông qua danh sách 24 món ngon trên từ gợi ý của Ăn Chay Sống Khỏe chưa? Chúc các bạn chinh phục món chè ngon từ hạt sen.

10 Tháng 12, 2021 0 Bình luận
7 FacebookTwitterPinterestEmail
Bài viết mới
Bài viết cũ

Về tác giả

Về tác giả

Minh Tuệ

Từng là người nghiện đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu mỡ, hiểu được những “rắc rối” của nhiều người khi ăn chay, mình muốn chia sẻ với các bạn “thư viện nhỏ” này với các công thức đồ chay ngon, chế độ ăn chay hữu ích…

Bài viết mới nhất

  • Danh Sách Các Món Xào Chay Ngày Tết Không Nên Bỏ Lỡ

    23 Tháng mười một, 2024
  • Gỏi Chay Ngày Tết: Công Thức Món Ăn Tươi Ngon Đậm Chất Truyền Thống

    16 Tháng mười một, 2024
  • Cách Làm Salad Chay Tết Đơn Giản, Thanh Mát Và Bổ Dưỡng

    10 Tháng mười một, 2024
  • 8 cách làm mứt đơn giản cho ngày Tết thêm trọn vẹn hương vị

    2 Tháng mười một, 2024

Đăng ký nhận tin tức mới nhất

Subscribe my Newsletter for new blog posts, tips & new photos. Let's stay updated!

Danh mục

  • Cẩm nang sức khỏe (7)
  • Chế biến sẵn (1)
  • Gia vị (5)
  • Góc thiện nguyện (1)
  • Món chay dễ làm (38)
  • Thực dưỡng (1)
  • Thực đơn chay (4)
  • Thực phẩm tươi (5)

@2020 - Ăn Chay Sống Khỏe. All Right Reserved.


Lên trên
Ăn Chay Sống Khỏe
  • Trang chủ
  • Thực phẩm chay
    • Thực phẩm tươi
    • Chế biến sẵn
    • Gia vị
  • Góc bếp
    • Món chay dễ làm
    • Thực đơn chay
  • Thực dưỡng
  • Tin ăn chay
    • Cẩm nang sức khỏe
    • Địa điểm ăn chay
    • Ẩm thực chay thế giới
  • Góc thiện nguyện
  • Giới thiệu
  • Liên hệ