Nấm rơm là loại thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng được dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vậy nấm rơm là gì? Nấm rơm có tác dụng gì? Những lưu ý quan trọng về cách sử dụng và bảo quản nấm rơm bạn cần biết. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nấm rơm là gì? Đặc điểm của nấm rơm
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea và có nhiều tên gọi khác như nấm rơm lúa, nấm cỏ, nấm phụ tử, nấm ngọc cẩu. Nấm rơm mọc tự nhiên ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm. Do đó, những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Đông và Đông Nam Á thường có nhiều nấm rơm. Ngày nay, nấm rơm được trồng phổ biến ở Việt Nam quanh năm.
Về hình dạng, nấm rơm có hình dạng mũ tròn, thân ngắn, kích thước cỡ ngón tay cái, mọc thành cụm trên những lá, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối. Điều kiện nấm rơm phát triển tốt nhất là ở nhiệt độ từ 28 – 35°C. Nấm rơm có thịt giòn, vị ngọt thơm, dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Hiện nay, nấm rơm phổ biến 2 loại là nấm tươi và nấm khô.
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm
Nấm rơm là loại nấm lành tính, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, cứ 100g nấm rơm có chứa:
- 21 – 37g chất đạm
- 2,1 – 4,6g chất béo
- 9,9g tinh bột
- 21g chất xơ
Ngoài ra, trong nấm rơm còn có hàm lượng canxi, sắt, vitamin A, B2, D, sắt…
Ăn nấm rơm có tốt không?
Với thành phần dinh dưỡng cao, nấm rơm đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy cụ thể ăn nấm rơm có tác dụng gì?
Tăng cường sức đề kháng
Nấm rơm có chứa ergothioneine – chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do. Nhờ đó, ăn nấm rơm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm đi nguy cơ nhiễm trùng do nấm men hoặc các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, trong nấm rơm còn chứa các loại vitamin A, nhóm B và C với hàm lượng cao. Những chất này rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch, chữa lành vết loét, vết thương.
Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư
Điều đáng bất ngờ có thể nhiều người chưa biết về nấm rơm là khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Nấm rơm chứa beta-glucan và axit linoleic nên có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, hàm lượng selen trong nấm rơm còn làm giảm số lượng tế bào ung thư hiệu quả.
Giảm cholesterol
Nấm rơm là loại thực phẩm không chứa chất béo xấu đồng thời có hàm lượng carbohydrate thấp. Bên cạnh đó, nấm rơm còn chứa hàm lượng chất xơ và enzyme giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Từ đó, giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa. Theo một nghiên cứu, người béo phì sử dụng nấm rơm trong chế độ ăn đã tăng mức độ cholesterol tốt lên 8% và giảm tới 15% chất béo trung tính và giảm 3,6% trọng lượng cơ thể.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C trong nấm rơm có tác dụng giữ huyết áp và cholesterol ở mức ổn định. Nhờ đó, cơ thể sẽ giảm được những nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả.
Cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường
Nấm rơm có chứa insulin tự nhiên, ít chất béo và carbohydrate nên được xem là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Đồng thời, nấm rơm còn có tác động tích cực đối với các cơ quan gan, tuyến tụy, các tuyến nội tiết khác. Qua đó, thúc đẩy tăng cường hình thành insulin. Các chất kháng sinh trong nấm rơm cũng hỗ trợ giảm và ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ nhiễm trùng các vết thương do đái tháo đường gây ra.
Giúp xương chắc khỏe
Nấm rơm là thực phẩm giúp xương chắc khỏe mà ít người biết đến. Bởi trong nấm rơm có chứa hàm lượng canxi và vitamin D cao. Đặc biệt, hàm lượng vitamin D trong nấm rơm chỉ xếp thứ 2 sau dầu gan cá.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Với hàm lượng chất sắt, nấm rơm hỗ trợ giúp tránh được nguy cơ thiếu máu. Thế nhưng, để đảm bảo lượng sắt cần thiết cung cấp cho cơ thể, bạn cần bổ sung thêm những thực phẩm khác như thịt, cá, rau xanh…
Tác hại của nấm rơm
Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe thế nhưng nấm rơm cũng tiềm ẩn một số tác hại. Nếu sử dụng không đúng cách hoặc dùng quá nhiều nấm rơm, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy là tình trạng thường gặp nếu ăn nấm rơm quá nhiều.
- Dị ứng: Dù rất ít gặp nhưng vẫn có một số người có các phản ứng dị ứng như khó thở, nổi mề đay, sưng lưỡi, mô, lên cơn hen suyễn, hạ huyết áp…
- Nhiễm asen: Nấm rơm được trồng trên rơm rạ. Nếu môi trường xung quanh chứa nhiều asen kim loại thì có thể dẫn tới tích tụ trên trên rơm rạ và nấm rơm.
Những ai không nên ăn nấm rơm?
Bên cạnh nấm rơm là gì thì câu hỏi những ai không nên ăn nấm rơm? Theo y học cổ truyền, nấm rơm có tính hàn nên khi dùng quá nhiều và lâu có thể dẫn đến lạnh bụng. Do đó, những người tì vị hư nhược, người đang đầy bụng, thường chậm tiêu, người đang tiêu chảy thì không nên dùng nấm rơm.
Cách chọn nấm rơm ngon
Để chế biến các món chay từ nấm rơm, bạn cần bỏ túi ngay một số mẹo đơn giản để lựa chọn nguyên liệu ngon. Dưới đây là các chọn nấm rơm ngon, đơn giản, dễ áp dụng:
Đối với nấm rơm tươi:
- Bạn nên chọn nấm vẫn còn hơi cứng, loại có màu đen sẽ ngon hơn nấm có màu trắng.
- Ưu tiên chọn những cây nấm còn nguyên vẹn, không bị dập nát.
- Lưu ý nấm mới thu hoạch có mùi thơm đặc trưng, không nồng.
- Nên chọn nấm có kích thước đều nhau, tránh chọn nấm đã nở to, có mùi mốc, hôi hoặc bị nhớt.
Đối với nấm rơm khô:
- Nên chọn nấm không bị nát vụn, có màu sáng và không có vết đốm màu trắng, mùi ẩm mốc.
- Để đảm bảo an toàn nên chọn mua nấm rơm có nguồn gốc rõ ràng, thông tin thời gian sản xuất và hạn sử dụng cụ thể.
Giá nấm rơm bao nhiêu kg?
Hiện nay, nấm rơm trên thị trường được bán với nhiều mức giá khác nhau. Trung bình, nấm rơm tươi có giá dao động 80.000 – 200.000 VNĐ/kg, tùy từng loại và thời điểm trong năm. Đối với nấm rơm sấy khô, giá bán cao hơn, dao động trong mức 500.000 – 800.000 VNĐ/kg tùy nơi bán.
Cách sơ chế nấm rơm tự nhiên
Để sơ chế nấm rơm tự nhiên, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Cạo lớp vỏ bẩn bên ngoài, rửa sạch với nước.
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho nấm rơm vào cùng nấu thêm khoảng 5 phút.
- Vớt bỏ lớp bọt nổi bên trên, đợi nấm tỏa mùi thơm đặc trưng thì vớt ra ngoài.
- Xả nấm lại với nước lạnh 2 – 3 lần rồi để ráo.
Lưu ý: Nấm sau khi sơ chế nên dùng chế biến ngay, hạn chế để quá lâu khiến nấm bị héo, thối rửa.
Khi chế biến các món ăn từ nấm rơm, bạn cần lưu ý:
- Không nên rửa nấm rơm quá kỹ: Nấm rơm dễ hút nước nên nếu rửa quá kỹ sẽ làm giảm đi độ ngọt của nấm và khi chế biến sẽ không ngon. Nấm rơm cũng rất dễ dập nên bạn chỉ nên dưới vòi nước mở thật nhỏ, sau khi rửa thấm khô nấm với khăn sạch.
- Không cắt nấm thành miếng quá nhỏ: Việc này sẽ làm nấm dễ bị nát, vỡ khi đảo trong quá trình nấu, vì thế thành phẩm cũng kém phần đẹp mắt.
- Chế biến ngay sau khi cắt: Nấm sau khi cắt sẽ chuyển sang màu thâm đen, do đó bạn cần chế biến ngay sau đó.
- Chế biến nấm với nhiệt độ cao: Nấu với nhiệt độ cao sẽ giúp nấm rơm nhanh thoát nước, nhanh chín và ngon hơn. Còn nếu nấu với nhiệt độ thấp, sẽ mất nhiều thời gian để nấm chín và màu sắc món ăn cũng không đẹp mắt.
Cách bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh
Có nhiều cách bảo quản nấm rơm, dưới đây là một số cách thông dụng và hiệu quả:
Bảo quản nấm rơm trong ngăn mát tủ lạnh
Bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh là cách đơn giản được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần làm theo các bước:
- Rửa sạch nấm rơm mua về, để trên rổ cho ráo nước.
- Cho nấm rơm vào hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa, đậy kín nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản nấm rơm được lâu là từ khoảng 10 – 15 độ C. Với cách này, bạn có thể giúp nấm rơm tươi được trong tầm 4 ngày.
- Trường hợp mua nấm rơm số lượng vừa đủ sử dụng trong ngày, bạn có thể rửa sạch rồi để nơi khô ráo.
Bảo quản nấm rơm trong ngăn đá/tủ đông
Để bảo quản nấm rơm được lâu hơn, bạn có thể sử dụng ngăn đá hoặc tủ đông. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện chi tiết:
- Gọt bỏ đi phần đất dính bên ngoài, rửa sạch nấm rơm.
- Chần nấm rơm sơ qua với nước sôi trong khoảng 1 – 2 phút, vớt ra ngâm với nước lạnh.
- Đợi nấm nguội, vớt ra ngoài phơi khô, cho nấm vào túi zip, hút chân không rồi bảo quản trong ngăn đá/tủ đông.
Bảo quản nấm rơm bằng muối
Dùng muối là cách bảo quản nấm rơm hiệu quả, lâu hỏng mà không cần tủ lạnh. Cách thực hiện như sau:
- Cắt bỏ phần chân nấm, gạt rơm rạ bám bên ngoài, rửa sạch.
- Bắc nồi nước có pha ít muối lên bếp đun sôi. Cho nấm rơm vào chần sơ qua trong vài phút.
- Vớt nấm rơm ra ngoài, ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút, vớt ra ngoài.
- Ướp nấm rơm với muối khô để hút hết phần nước.
- Cho nấm rơm vào hũ nước muối (nồng độ 20 – 30%).
Bảo quản nấm rơm bằng cách phơi khô
Bên cạnh cách bảo quản nấm rơm tươi, bạn cũng có thể bảo quản bằng cách phơi khô nấm. Cách thực hiện chi tiết như sau:
- Cắt bỏ phần chân gốc nấm, rửa sạch, chẻ nấm làm đôi.
- Trải nấm trên bề mặt sạch, đem phơi nắng. Ngày đầu tiên nấm chưa khô thì đem cất, sang ngày hôm sau bạn đem ra phơi tiếp cho khô hoàn toàn. Còn nếu sấy, bạn nên sấy ở nhiệt độ khoảng 40 – 43 độ C. Sau tầm khoảng 8 tiếng, bạn sẽ thu được mẻ nấm rơm khô.
- Khi nấm rơm khô, bạn cho vào bọc cột kín hoặc hũ đậy nắp. Cách này có thể bảo quản nấm rơm được trong vòng 6 tháng.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể giải đáp được nấm rơm là gì và tất tần tật vấn đề xoay quanh loại nấm này. Qua đó, bạn có thể sử dụng đúng cách giúp nấm rơm phát huy hết tác dụng đem lại lợi ích sức khỏe. Chúc bạn sẽ có những món ăn ngon cùng nấm rơm nhé.