Rong sụn là gì? Có thành phần dinh dưỡng, công dụng ra sao? Là những tin tức thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trong thời gian gần đây trên các diễn đàn ăn chay. Ăn Chay Sống Khỏe sẽ tháo gỡ những “tơ lòng” và cung cấp tất tần tật thông tin liên quan đến loại rong này.
Rong sụn là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Rong sụn được dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon như chè, thạch rau câu, xào, gỏi (nộm), canh… Không chỉ có hương vị thơm ngon, điều bất ngờ là rong sụn có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe.
Mục lục
Rong sụn là gì?
Rong sụn tiếng Anh là gì? Rong sụn có tên khoa học là Kappaphycus alvarezii syn. K. cottonii. Đây là loại thực vật thuộc ngành tảo đỏ. Loại rong này thường sinh trưởng ở vùng nước đối lưu, chuyển tiếp có độ mặn cao. Đặc điểm sinh học rong sụn phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 28 độ C. Chúng có vòng đời khá ngắn, chỉ xuất hiện từ 5-7 ngày rồi lụi tàn.
Về mùi vị, rong sụn sau khi làm sạch, không có vị, thường khá nhạt. Nhưng rong biển có mùi nước biển khá nặng. Tuy nhiên, không nồng bằng phổ tai, rong mơ, đặc biệt là không tanh như các loại rong chế biến sushi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến rong sụn được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Rong sụn còn có độ giòn dai, màu trắng đặc trưng. Khi sử dụng chế biến chung với các nguyên liệu khác càng tăng thêm giá trị dinh dưỡng.
Rong sụn có những loại nào?
Do có sẵn vị mặn của muối biển nên rong biển sụn không cần dùng chất bảo quản. Rong sụn thường được phân loại dựa theo cách thức bảo quản. Hiện, rong sụn được phân thành các loại cơ bản sau:
- Rong sụn tươi (chưa qua sơ chế, đã được tẩm ướp muối tinh)
- Rong sụn gai (rong sụn tươi, vớt lên phơi 4 nắng)
- Rong sụn khô (đã sấy)
- Rong sụn vụn
- Rong sụn bột
Mỗi loại sẽ được dùng chế biến thành những món ngon khác nhau. Đồng thời cách và thời gian sơ chế cũng khác nhau.
Giá trị dinh dưỡng rong sụn
Rong sụn được nhiều người ví là thần dược bởi thành phần dinh dưỡng của loại rong nhỏ bé này vô cùng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết hết.
- Protein: Trung bình 5 – 22% của rong sụn là Protein. Thành phần này tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và môi trường sống. Theo nghiên cứu, hàm lượng Protein của rong sụn đạt cực đỉnh trong thời gian sinh sản.
- Vitamin: Rong sụn có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, C, D, E… Hàm lượng vitamin có trong rong sụn cao hơn cả trong rau củ. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A trong rong sụn cao gấp 3 lần trong cà rốt, gấp 10 lần so với bơ.
- Nước: Nước trong rong sụn chiếm gần 80-90% và hàm lượng sẽ giảm dần theo số giờ sinh trưởng.
- Chất xơ: Rong sụn là nguồn chứa chất xơ và khoáng vi lượng iot khá cao.
- Axit amin: Rong sụn có chứa đến 13-20 loại axit amin khác nhau.
- Chất khoáng đa lượng: Loại rong này có chứa nhiều khoáng đa lượng như canxi, natri, magie, kali, clo, sulphur… Đặc biệt, lượng canxi có trong rong sụn thậm chí cao hơn cả trong sữa bò.
- Sắc tố: Rong sụn có chứa các loại sắc tố diệp lục, vàng, xanh lam. Tuy nhiên, những loại sắc tố này đều bị tẩy bằng phương pháp phơi nắng.
Công dụng của rong sụn
Với thành phần dinh dưỡng của rong sụn trên, loại thực phẩm này có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Rong sụn cung cấp dưỡng chất cho trẻ em, người lớn tuổi, người bệnh mới phục hồi, phụ nữ mang thai và sau sinh…
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Sở hữu hàm lượng chất xơ cao, rong sụn đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, rong sụn thường được chế biến thành nhiều món ăn để nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón.
2. Giải khát, giải nhiệt tốt
Chứa hàm lượng nước cao nên rong sụn được xem là lựa chọn số 1 cho giải khát. Có thể thấy rong sụn được dùng nấu thành các món chè, thạch rau cả khá phổ biến để làm mát, thanh lọc cơ thể.
3. Chống viêm, điều trị bệnh hô hấp
Rong sụn có chứa Cacbon hydrat – loại chất có khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả. Bên cạnh đó, magie trong rong sụn có tác dụng điều trị hen suyễn và chứng nhức đầu. Để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp cho các thành viên gia đình, bạn nên bổ sung rong sụn vào thực đơn.
4. Ngừa bệnh bướu cổ
Nhờ hàm lượng iot, rong sụn có tác dụng phòng và điều trị bệnh bướu cổ, những bệnh tuyến giáp. Các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên dùng rong sụn đúng liều lượng sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
5. Giảm mụn, làm mờ nếp nhăn
Trong rong sụn có Fertile-clement – dưỡng chất có tác dụng tiêu độc, hỗ trợ lưu thông máu. Cùng với các loại vitamin, rong sụn có tác dụng giảm mụn, xóa mờ nếp nhăn, trẻ hóa làn da. Cũng không lạ vì sao chị em phụ nữ rất ưa chuộng rong sụn.
6. Giúp hạ huyết áp
Nhờ vào nhiều khoáng chất, canxi, rong sụn có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp tuyệt vời. Những người huyết áp cao nên sử dụng rong sụn thường xuyên để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
7. Phòng ngựa trẻ em bị dị tật bẩm sinh
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu ra rong sụn có chứa axit folic. Axit folic là chất giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Dưỡng chất này còn hỗ trợ trẻ tăng cân, hạn chế suy dinh dưỡng và ngăn ngừa bị dị tật bẩm sinh.
8. Chống ung thư
Đặc biệt, có thể nhiều người chưa biết trong sụn biển còn tồn tại Lignans. Lignans có khả năng làm ức chế sự biến thành và phát triển của các khối u. Vì thế, rong biển được xem là vị thuốc tự nhiên giúp giảm thiểu sự lây lan của các tế bào ung thư.
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng rong sụn
Sau khi biết được rong sụn là gì, chúng ta cần tìm hiểu thêm về một số lưu ý khi sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo bạn dùng rong sụn đúng cách, phát huy hết tác dụng.
Cách ngâm
Rong sụn khi mua về nên ngâm với nước lạnh. Nếu ngâm với nước ấm, rong sẽ mềm ra và tan dần. Rong sụn lúc này cũng sẽ không giữ được hình dáng, độ giòn ban đầu nữa.
Đối tượng sử dụng
Rong sụn là thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng. Rong biển tốt cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người suy nhược cơ thể. Những người béo phì, máu nhiễm mỡ, tim mạch, hay táo bón cũng nên sử dụng rong sụn.
Liều lượng
Mặc dù mang nhiều lợi ích nhưng khi sử dụng rong sụn bạn cũng cần cân nhắc liều lượng vừa phải. Rong sụn không phải thuốc chữa bệnh, đây là thực phẩm bổ sung. Nên dùng khoảng 2-3 lần/tuần, tránh dùng quá nhiều gây mất cân bằng dinh dưỡng. Tốt nhất, những người có bệnh lý nên sử dụng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ.
Những ai không nên dùng rong sụn?
Rong sụn có tính hàn nên những người bị lạnh trong người, tỳ vị hư nhược, đang tiêu chảy nên hạn chế.
Một số câu hỏi thường gặp về rong sụn
Rong sụn bao nhiêu calo?
Rong biển chứa ít calo, chất béo, nhiều chất xơ. Loại rong này hoàn toàn phù hợp với các đối tượng ăn kiêng giảm cân. Sử dụng rong sụn không lo sợ thừa calo, dẫn đến tăng cân.
Rong sụn làm gì ngon?
Rong sụn được dùng chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Có thể kể đến một số món ăn từ rong sụn như chè đậu xanh rong sụn, chè táo đỏ rong sụn, chè rau câu táo nhãn, mứt rong sụn tẩm nước cốt dừa, chè hạt sen rong sụn, chè khoai sọ rong sụn, gỏi ngũ sắc, nộm rong sụn chua ngọt, canh rong sụn, rau câu rong sụn, nấm xào rong sụn, salad rong sụn, nộm bách hoa rong sụn, rong sụn ngâm sả tắc, chè sâm bổ lượng, chè Thái…
Bà bầu ăn rong sụn được không?
Bà bầu ăn rong sụn được không là thắc mắc thường gặp của rất nhiều người. Rong biển chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu. Có thể kể đến một số tác dụng nổi bật như:
- Ngăn ngừa táo bón: Táo bón trong thời gian thai kỳ là tình trạng thường gặp. Rong biển chứa nhiều chất xơ từ đó hỗ trợ giảm táo bón, các vấn đề khác về tiêu hóa.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Rong biển là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào axit béo omega 3. Dưỡng chất này đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời, các dưỡng chất trong rong biển còn ngăn ngừa khuyết tật ở thai nhi.
- Ngăn tình trạng chảy máu răng: Vitamin C trong rong sụn có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành collagen, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai
Tác hại của rong sụn
Vậy mẹ bầu có nên ăn rong sụn nhiều có tốt không? Ăn nhiều rong sụn có tốt không? Lưu ý, bà bầu không nên ăn rong sụn quá liều lượng. Bởi rất có thể dẫn đến những tình trạng không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.
Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai chỉ nên dùng khoảng 200mg rong sụn mỗi ngày. Bởi loại thực phẩm này có chứa nhiều iot rất có thể ảnh hưởng hoạt động tuyến giáp của mẹ bầu nếu dùng quá nhiều.
Rong sụn giá bao nhiêu?
Tùy vào từng loại rong sụn sẽ có những mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá của rong sụn hiện tại trên thị trường:
- Rong sụn tươi: 50.000-60.000đ/kg
- Rong sụn khô muối: 000-90.000đ/kg
- Rong sụn gai: 300.000đ/kg
- Rong sụn vụn: 40.000đ/kg
- Bột rong vụn: 85.000đ/kg
Cách bảo quản rong sụn
- Rong sụn tươi: Loại này là rong tươi 100%, nên dùng liền hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-4 ngày. Bạn chỉ cần chuẩn bị cái hộp hoặc bao bì đựng thực phẩm rồi cho rong vào, đậy thật kín, để trong tủ lạnh nhiệt độ 1-4 độ C.
- Rong sụn khô muối: Loại này đã được phơi qua với nắng, ướp thêm ít muối nên bảo quản được lâu hơn. Sau khi sử dụng, bạn bọc kín phần rong còn lại, bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ẩm ướt. Sử dụng tốt nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày đóng gói (thời gian có in rõ trên bao bì).
- Rong sụn gai: Bảo quản rong sụn gai nơi khô ráo. Nếu rong sụn gai đã ngâm với nước mà chưa sử dụng có thể để nơi khô ráo hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bột rong sụn: Bọc kín trong túi, bảo quản nơi thoáng mát.
Cách làm rong sụn hết mặn
Rong sụn là thực phẩm dưới biển, đối với rong sụn khô còn được ướp qua với muối. Do đó, để giảm bớt độ mặn cho rong sụn, bạn nên xả trực tiếp chúng dưới vòi nước. Xả cho đến khi nào rong sụn được mềm tức là đã hết mặn.
Rong sụn khô bao lâu? Rong sụn khô ngâm khoảng 60 phút là đã mềm nên rửa lại với nước nhiều lần lúc này. Đối với loại không, chỉ nên ngâm tối đa đến 2 tiếng.
Rong sụn có phải là rau câu chân vịt không?
Tìm hiểu rong sụn là gì, nhiều người thắc mắc rong sụn có phải rau câu chân vịt không. Vì đã có khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loại này.
Rong sụn |
Rau câu chân vịt |
Có hình dạng sợi tròn tròn, có gai, màu trắng, kết thành từng chùm. |
Có hình dạng sợi dẹp, có hình thù giống chân vịt. Vì được hái trên san hô, nên rau câu chân vị thường có ít sạn, san hô bám vào. |
Có đặc tính giòn nên thích hợp chế biến các món gỏi.
|
Có đặc tính giòn, dai, dẻo. Rau câu chân vịt vẫn có thể dùng chế biến gỏi. Tuy nhiên, không có độ giòn nên sẽ kém ngon miệng hơn so với dùng rong sụn. |
Rong sụn vẫn có thể dùng để nấu chè rau câu. Tuy nhiên, khi nấu rong sụn sẽ tan rất nhanh và tan hoàn toàn. Khi đông lại sẽ không cứng, giòn mà mềm và dai. Do đó, ít người dùng rong sụn nấu chè rau câu. |
Thường dùng để nấu chè rau câu chân vịt. Khi nấu sợi rau câu chân vịt sẽ không tan hết mà vẫn còn những sợi trắng.
|
Bảng so sánh chi tiết rong sụn và rau câu chân vịt
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có lời giải đáp được rong sụn là gì. Khám phá được giá trị dinh dưỡng cực kỳ lớn của rong sụn, bạn đưa loại thực phẩm này vào thực đơn chứ? Hy vọng, bạn có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình từ “loại thuốc” tự nhiên này nhé.