Bột Sắn Dây là gì? Hé Lộ Những Điều Bất Ngờ Về Bột Sắn Dây

by Minh Tuệ

Muốn sử dụng nhưng chưa biết rõ bột sắn dây là gì? Sử dụng thường xuyên nhưng còn nhiều điều chưa biết về bột sắn dây? Ăn Chay Sống Khỏe sẽ giúp các bạn gỡ rối “tơ lòng” về loại bột bổ dưỡng này. Từ đó, chúng ta sẽ biết sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả hơn.

Bột sắn dây là loại bột quen thuộc, có giá trị dinh dưỡng cao. Loại bột này thường được dùng pha nước uống, nấu các loại chè, làm bánh, làm thạch, nấu súp, bánh canh… Những món ăn từ bột sắn dây có hương vị đặc biệt, thơm ngon, chiếm cảm tình của rất nhiều người.

Bột sắn dây là bột gì?

Bột sắn dây làm từ củ gì?

Bột sắn dây là loại tinh bột được chiết xuất từ củ sắn dây. Đây chính là thành phần ngon, giàu dưỡng chất nhất của sắn dây. Bột sắn dây có màu trắng tinh, mịn, nhiều tác dụng đặc biệt là thanh nhiệt, giải độc, trị được một số bệnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bột sắn dây gồm: 340 calo, 0.7g chất đạm, 84.3g chất đường bột, 0.8g chất xơ, 18mg canxi, 1.5mg sắt, 20mg photpho.

Bột sắn dây có tên gọi khác là gì? Bột sắn dây còn có nhiều tên gọi khác tùy thuộc vào từng vùng miền. Có thể kể đến như cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, bạch cát, bẳn mắm kéo, khau cát… Còn bột sắn dây trong tiếng Anh là gì? Theo tiếng Anh, bột sắn dây có tên là Kudzu Flour hoặc Kudzu Powder. Còn đối với loại nguyên chất, siêu mịn thì được gọi là Kudzu Starch.

Cây sắn dây

Cây sắn dây là loại cây leo, thân nhỏ và dài, có rễ mọc sâu dưới đất. Rễ của cây sắn dây phát triển thành củ. Mỗi bụi sắn có thể cho được hàng chục củ sắn dây. Khi thu hoạch, người ta dùng củ để làm bột sắn dây, còn phần lá và rễ dùng tạo thành một số bài thuốc chữa bệnh.

củ sắn dây

Săn dây là loại cây thân leo, rễ phát triển thành củ

Cách làm bột sắn dây

Quy trình sản xuất bột sắn dây tương đối đơn giản. Chỉ cần rửa sạch củ sắn, xay nhuyễn với nước lọc rồi để yên cho hỗn hợp lắng tinh bột ở dưới. Khi đó, chắt bỏ nước, đem phần bột phơi khô. Sau khi khô, bột sẽ cứng lại, dùng tay bẻ vụn từng miếng (không xay như các loại bột khác).

Để tăng thêm hương cho bột sắn dây, một số cơ sở sản xuất còn ướp thêm vào hoa bưởi, hoa lài… Tuy nhiên, cách này sẽ làm giảm đi đáng kể dược tính của bột sắn dây.

Công dụng tuyệt vời của bột sắn dây

Cung cấp chất sắt

Bột sắn dây là một trong những nguồn cung cấp sắt tự nhiên và lành mạnh. Một ly nước bột sắn dây đã có thể giúp cơ thể bạn bổ sung thêm khoảng 13% lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Từ đó, hỗ trợ hiệu quả ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Điều trị bệnh tiểu đường

Trong bột sắn dây có chất puerarin có khả nnăg làm giảm lượng đường và cải thiện tình trạng kháng insulin. Puerarin cũng có tác dụng làm ức chế phản ứng Maillard. Đây là phản ứng hóa học giữa axit amin và đường khử, tạo thành các chất làm phát triển bệnh tiểu đường, khiến bệnh có những triệu chứng trở nặng hơn.

Đặc biệt, Puerarin còn ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến như tim mạch, đái tháo đường, võng mạc tiểu đường… Chính vì vậy, bột sắn dây thường được ưu tiên đưa vào thực đơn của các bệnh nhân tiểu đường.

Ngăn chặn lão hóa

nước sắn dây

Nước sắn dây có tác dụng ngăn ngừa lão hóa hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một ly nước bột sắn dây đã có thể cung cấp đến 8% lượng Manga cơ thẻ cần mỗi ngày. Đây là khoáng chất thiết yếu cho quá trình chuyển hóa cholesterol và axit amin, ngăn chặn quá trình lão hóa.

Giúp xương chắc khỏe

Nhiều tài liệu cũng kết luận rằng bột sắn dây giúp cơ thể bổ sung 30mg canxi cho cơ thể. Do đó, nếu đang gặp hoặc mong muốn phòng chống các vấn đề về xương khớp, bạn có thể sử dụng bột sắn dây. Không chỉ thế, sử dụng bột sắn dây còn giúp nhiều người cải thiện tình trạng tê tay chân nhờ vào đẩy mạnh lưu thông máu của canxi.

Hỗ trợ tiêu hóa

Một công dụng khác của bột sắn dây chính là hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là đối với những ai bị viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích. Tinh bột sắn dây lên men trong ruột kết sẽ nuôi các vi khuẩn lành mạnh, chống lại nhiêu vấn đề tiêu hóa. Ngăn ngừa được các nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, bột sắn dây có tính hàn. Do đó những người đang bị tiêu chảy, bụng trướng hơi, lạnh bụng, miệng nhạt, tay chân thường lạnh… không nên sử dụng bột sắn dây. Vì rất có thể sẽ khiến những tình trạng trên trở nên nghiêm trọng hơn.

Hỗ trợ điều trị nghiệ rượu, giải độc

Rượu là chất kích thích không tốt cho sức khỏe, sử dụng quá nhiều còn dẫn đến tình trạng gây nghiện. Bột sắn dây có công dụng làm hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo vệ gan, làm giảm cơn say hiệu quả. Theo nhiều tài liệu, từ thời cổ đại, tại Trung Hoa, bột sắn dây được xem là phương thuốc điều trị chứng nghiện rượu từ đó làm giảm lượng rượu nạp vào cơ thể.

Uống bột sắn dây trước khi uống rượu là cách giảm lượng rượu nạp vào cơ thể

Cải thiện vòng 1

Trong thành phần, bột sắn dây chứa lượng đáng kể chất Protein và Lecithin. Đây là những chất sản sinh nội tiết tố Estrogen. Nội tiết tố Estrogen giúp kích thích tăng vòng 1 nhanh chóng và săn chắc hơn. Chính vì vậy, hội chị em phụ nữ thường truyền tai nhau bột sắn dây là bí quyết làm đẹp đơn giản, hiệu quả. Dùng bột sắn dây pha cùng với nước ấm, sữa đặc, nước chanh sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.

Trị mụn, nám da

Bột sắn dây còn được lòng các chị em phụ nữ bởi công dụng điều trị mụn, nám da hiệu quả. Chất isoflavone trong bột sắn dây có tác dụng thay thế hormone bị rối loạn trong cơ thể. Từ đó, ngăn cản sự bài tiết quá nhiều các sắc tố melanin – nguyên nhân dẫn đến tàn nhang, thâm, nám.

Đồng thời, bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt tuyệt vời. Giải nhiệt cơ thể, đẩy lùi các độc tố tích tụ trong cơ thể nhờ đó làm giảm mụn. Sử dụng bột sắn dây đều đặn, chị em phụ nữ sẽ có được làn da trắng sáng, mịn màng mơ ước.

 Chống say nắng, giải cảm

Nếu gặp tình trạng say nắng kèm các triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn, hãy uống nước sắn dây. Hòa bột sắn dây với đường là đã có thể uống và nhận thấy hiệu quả rõ rệt ngay tức thì.

Giải khát, chống đói

Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có công dụng giải khát, nhất là với những người huyết áp cao, đau đầu, nhiệt miệng, nóng trong người. Đồng thời, bột sắn dây chứa lượng lớn tinh bột kháng do đó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Isoflavone có trong bột sắn dây có đặc tính tương tự hormone estrogen (thường có trong cơ thể phụ nữ). Sử dụng bột sắn dây thường xuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Cụ thể là những người phụ nữ sử dụng bột sắn dây thường giảm bốc hỏa, cải thiện tình trạng khô âm đạo.

Tốt cho mẹ bầu

Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai

Do sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai, phụ nữ thường gặp các vấn đề như táo bón, đầy bụng, chán ăn, nóng trong người, thiếu máu… Các bác sĩ cũng khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung bột sắn dây vào thực đơn để hỗ trợ tiêu hóa, chống oxy hóa, tăng cường tuần hoàn, bổ sung sắt.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng bột sắn dây

Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên “bỏ túi” một số lưu ý để gia tăng hiệu quả đạt được.

Đối tượng không nên dùng

  • Người mắc chứng dương khí hư không nên sử dụng bột sắn dây. Những người này thường có các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, miệng nhạt, chân tay lạnh…
  • Trẻ nhỏ cũng không nên uống nước sắn dây pha sống. Vì sắn dây có tính hàn, trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn yếu rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Nếu muốn trẻ dùng bột sắn dây, bạn nên nấu chín hoặc chế biến thành các món ăn đã nấu chín.
  • Mặc dù có nhiều công dụng tốt với phụ nữ mang thai. Thế nhưng, những người bị động thai, tuyệt đối không nên dùng bột sắn dây.

Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?

  • Không nên uống bột sắn dây khi đói. Tốt nhất nên dùng sau bữa ăn trưa hoặc tối khoảng 30-60 phút.
  • Người có chứng huyết áp thấp, người suy nhược không nên dùng bột sắn dây vào buổi sáng.
  • Dùng bột sắn dây vào buổi tối, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động liên tục, cũng sẽ không tốt cho dạ dày.

Những thực phẩm không nên kết hợp với bột sắn dây

  • Với sắn dây, bạn không nên dùng kết hợp với mật ong. Vì 2 loại thực phẩm này sẽ làm sản sinh một số chất có hại cho sức khỏe.
  • Không dùng hoa bưởi, hoa lài… ướp với bột sắn dây. Như vậy sẽ làm giảm đi dược liệu ban đầu của bột sắn.

Một số lưu ý khác

  • Chỉ nên mua bột sắn dây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của các cơ sở sản xuất, cửa hàng uy tín.
  • Không nên dùng bột sắn dây với quá nhiều đường.
  • Không nên quá lạm dụng thực phẩm này, tốt nhất chỉ nên dùng 1 cốc/ngày (đối với nước).

Bột sắn dây có phải bột năng không? Cách phân biệt

Bột sắn dây có phải bột năng không là thắc mắc của nhiều người

Bột năng là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình. Bột năng cũng là thành phần quan trọng của nhiều món ăn ngon. Theo cách gọi của người miền Bắc, bột năng còn được gọi là bột sắn. Do đó, nhiều người nhầm lẫn bột năng là bột sắn dây. Tuy nhiên, bột năng và bột sắn dây hoàn toàn khác nhau.

Một số khác biệt cơ bản giúp bạn phân biệt 2 loại bột này.

Bột sắn dây Bột năng
Giống nhau Cả 2 đều có màu trắng, khi chín (nấu hoặc pha nước sôi) chuyển sang màu trắng trong, có độ kết dính cao.
Khác nhau Được làm từ củ sắn dây Được làm từ củ mì (củ khoai mì)
Bột có dạng cục, miếng lớn Bột mịn
Có thể nấu chín hoặc pha với nước nguội Nấu chín mới có thể dùng được
Có thể dung làm mặt nạ dưỡng da Không thể đắp lên mặt
Giá thành cao hơn (200.000đ – 300.000đ/kg) Giá thành thấp hơn (30.000đ – 40.000đ/kg)

Điểm giống và khác nhau của bột sắn dây và bột năng

Cách pha bột sắn dây theo phương pháp Ohsawa

Cách 1:

  • 5 muỗng cà phê bột sắn dây
  • 1 lát gừng
  • 1 ly nước
  • 1 quả mơ muối lâu năm
  • ½ muỗng tương tamarin

Cho nước và bột sắn dây vào nồi đất, bắc lên bếp đun sôi. Cho mơ muôi vào nồi, khuấy đều cho đến khi sánh đặc, tắt bếp. Đợi thêm 1-2 phút cho nguội bớt, thêm lát gừng vào cùng. Tùy theo sở thích có thể cho thêm tương tamarin vào.

Cách 2:

  • 8 muỗng cà phê bột sắn dây
  • 8 muỗng cà phê sữa đặc
  • 2 muỗng đường

Cho đường vào nồi, bắc lên bếp đảo đều cho đến khi chuyển sang màu vàng cánh gián. Hòa sữa đặc với 100ml nước ấm, rồi thêm bột sắn dây vào hòa tan. Cho hỗn hợp vừa khuấy vào nồi, bắc lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều theo 1 chiều cho đến khi đặc lại. Cho nước ra ly, cho nước đường lên bề mặt. Để ngon miệng, có thể cho thêm vài viên đá.

Cách 3:

Dùng tắc hoặc chanh để pha nước bột sắn dây đều được

  • 2 muỗng bột sắn dây
  • 3 quả tắc (quất)
  • 4 muỗng cà phê đường

Cho bột sắn dây vào ly nước, khuấy đều. Bổ đôi 2 quả tắc, tách hạt rồi vắt nước cốt vào ly nước. Cho đường vào hỗn hợp, khuấy đều. Cắt quả tắc còn lại thành lát mỏng rồi cho vào ly nước bột sắn dây. Có thể cho thêm vào ít viên đá trước khi thưởng thức.

Một số bài thuốc từ bột sắn dây

Chữa đau đầu, nôn ói ở trẻ em

Giã nát 30g bột sắn dây, cho vào nồi cùng với 2 bát nước lớn, đun sôi, cho cạn còn 1 bát. Chắt lấy nước, dùng nấu cháo với 50g gạo tẻ. Thêm ít gừng, cho trẻ ăn trong vòng 3-5 ngày là tình hình bệnh sẽ được cải thiện.

Chữa say rượu

Dùng 30g bột sắn dây, 4g hoàng liên, 30g hoạt thạch, 15g bột cam thảo, tán thành bột mịn. Trộn hỗn hợp bột này với nước rồi viên thành viên. Mỗi lần uống dùng khoảng 3g.

Giải khát

Cho 30g bột sắn dây vào nồi, nấu với nước sôi khoảng 20 phút là có thể dùng được. Có thể dùng uống thay trà hằng ngày.

Có thể kết hợp bột sắn dây với rau má để tăng thêm công hiệu giải khát. Lấy 20g rau má rửa sạch, giã nát thêm vào nước sôi, vắt lấy nước. Rồi cho 10g bột sắn dây vào nước rau má, thêm đường, khuấy đều là đã có thể thưởng thức.

Với những chia sẻ về bột sắn dây, hy vọng đã giúp mọi người biết được bột sắn dây là gì, cũng như có cái nhìn tổng quát về loại bột này. Từ đó sẽ có cách sử dụng đúng, đem lại hiểu quả cao hơn. Hãy cùng cân nhắc và bổ sung dinh dưỡng từ tinh bột sắn dây phù hợp mỗi ngày nhé.

You may also like

Leave a Comment