Cách Nấu Chè Rong Sụn Siêu Ngon Giải Nhiệt Ngày Hè

by Minh Tuệ

Cách nấu chè rong sụn là cụm từ khóa được tìm kiếm rất nhiều vào những ngày hè. Đừng bỏ lỡ top 5 món chè siêu ngon từ rong sụn đánh tan cái nắng mùa hè dưới đây.

Cách nấu chè rong sụn táo đỏ

Nguyên liệu

  • 100g táo đỏ
  • 200g rong sụn khô
  • 100g long nhãn
  • 150g đường phèn
  • 50g hạt thông
  • 150g đường kính
  • Nước cốt chanh
  • Đá viên

Cách nấu chè rong sụn táo đỏ

  • Cho long nhãn và táo đỏ vào trong 2 bát nước riêng biệt trong khoảng nửa tiếng đợi nở mềm.
  • Xả rong sụn trực tiếp dưới vòi nước cho đến khi rong sụn mềm.
  • Cho rong sụn vào trong âu nước, thêm nước cốt chanh, cho vài viên đá lạnh để loại bỏ mùi tanh. Sau khi ngâm xong tiếp tục xả lại với nước.
  • Cho 500ml nước vào nồi, cho đường kính vào, thêm rong sụn. Cho nồi vào ngăn mát tủ lạnh để giúp rong sụn giữ được độ giòn.
  • Cho đường phèn vào nồi, thêm 1 lít nước, bắc lên bếp đun sôi.
  • Cho táo đỏ vào nồi, nấu cho đến khi táo nở mềm, thường mất khoảng 20 phút.
  • Cho long nhãn, hạt thông vào nồi, tiếp tục đun cho các nguyên liệu chín hết. Tắt bếp, đợi nguội.
  • Cho rong sụn vào cùng hỗn hợp chè, để mát, khuấy đều là đã có thể thưởng thức.
Chè rong sụn táo đỏ long nhãn

Chè rong sụn táo đỏ có hương vị thanh mát

Cách làm chè rong sụn đậu xanh

Nguyên liệu

  • 200g đậu xanh
  • 100g rong sụn
  • 100g đường cát
  • 1 bát nước đường
  • 1 ống vani

Các bước nấu chè rong sụn đậu xanh

  • Xả rong sụn trực tiếp dưới vòi nước, cho bớt vị mặn.
  • Cho đậu xanh vào âu nước ngâm khoảng 3 tiếng cho đến khi nở mềm.
  • Cho đậu xanh vào nồi nước, bắc lên bếp nấu cho chín.
  • Cho rong sụn, nước đường, 50g đường cát vào nồi khác, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi đậu xanh nở mềm, cho 50g đường cát còn lại vào, cho thêm ống vani.
  • Cho rong sụn đã nấu vào nồi đậu xanh, khuấy đều và thưởng thức.
Chè đậu xanh rong sụn thanh nhiệt

Cách nấu chè đậu xanh rong sụn tương đối đơn giản

Cách nấu chè rong sụn hạt sen

Nguyên liệu

  • 70g hạt sen khô
  • 50g rong sụn
  • 170g đường phèn

Cách làm chè rong sụn hạt sen

  • Rửa hạt sen, ngâm trong nước ấm khoảng 3 tiếng cho hạt sen nở mềm.
  • Sau đó cho hạt sen vào nồi thêm khoảng 1 lít nước, bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ. Hạt sen chín mềm thì vớt ra ngoài, loại bỏ tim sen.
  • Xả rong sụn dưới vòi nước cho bớt vị mặn.
  • Bắc nồi 800ml nước lên bếp đun sôi, cho rong sụn vào nấu khoảng 1 phút, vớt ra ngoài để cho ráo nước.
  • Cho đường phèn vào nồi nước luộc hạt sen, khuấy đều cho đường tan.
  • Cho hạt sen, rong sụn vào nồi, khuấy đều. Khi thưởng thức múc chè ra bát, thêm đá viên vào.
chè hạt sen rong sụn

Chè hạt sen rong sụn đặc biệt tốt cho sức khỏe

Cách nấu chè rong sụn củ năng

Nguyên liệu

  • 50g rong sụn
  • 50g nhãn nhục
  • 100g củ năng
  • 150g đường cát

Cách làm chè củ năng rong sụn

  • Xả rong sụn dưới vòi nước cho mềm và bớt vị mặn. Cho rong sụn vào nước ấm rồi vớt ra, để ráo.
  • Rửa sạch nhãn nhục, ngâm với nước rồi rửa sạch.
  • Gọt vỏ củ năng, rửa sạch, cắt thành từng miếng.
  • Cho nửa lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Cho 50g đường vào khuấy tan, tắt bếp để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Cho rong sụn vào ngâm nước đường khoảng 30 phút.
  • Cho 1 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi, cho phần đường còn lại vào nấu tan. Cho củ năng vào nấu cùng khoảng 30 phút, tắt bếp.
  • Cho nhãn nhục vào nồi nước nấu củ năng, cho rong sụn vào cùng.
  • Cho chè vào ngăn mát tủ lạnh hoặc cho thêm vài viên đá để thưởng thức.
chè củ năng rong sụn

Chè củ năng rong sụn thanh mát, giải nhiệt hiệu quả

Cách nấu chè rong sụn hạt é mủ trôm

Nguyên liệu

  • 10g mủ trôm
  • 1 nhúm nhỏ hạt é
  • 50g rong sụn
  • 2 nhánh lá dứa
  • 50g nhãn nhục
  • 4 viên đường phèn

Cách làm

  • Cho mủ trôm vào âu, thêm 1 lít nước. Tốt nhất nên ngâm qua đêm để mủ trôm nở hoàn toàn. Không nên ngâm với nước ấm. Dùng rây lọc bỏ nước ngâm, để mủ trôm ráo.
  • Ngâm hạt é với nước lọc cho nở đều. Hạt é nở khá nhanh nên chỉ cần ngâm trước lúc nấu.
  • Xả rong sụn dưới nước nhiều lần để giảm độ mặn.
  • Rửa sạch lá dứa, cắt khúc.
  • Cho nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Nước sôi giảm lửa, cho lá dứa và đường phèn vào đun với lửa nhỏ. Khi đường tan hoàn toàn, cho nhãn nhục vào, tắt bếp để nguội.
  • Cho rong sụn, mủ trôm, hạt é vào hỗn hợp nước đường và nhãn nhục. Múc ra ly nhỏ và thêm đá để thưởng thức ngon miệng hơn.

Rong sụn, hạt é kết hợp cùng mủ trôm, nhãn nhục là thức uống giải khát tuyệt vời

Rong sụn chè sâm bổ lượng

Nguyên liệu

  • 100g táo đỏ
  • 150g phổ tai
  • 100g rong sụn
  • 100g hạt ý dĩ
  • 200g hạt sen khô
  • 1 củ sen tươi
  • 100g nhãn nhục
  • Đường phèn

Cách nấu sâm bổ lượng với rong sụn

  • Rửa sạch phổ tai, ngâm với nước khoảng 4 tiếng, cho vào nồi đun sôi. Vớt phổ tai ra ngoài,c cắt thành sợi.
  • Ngâm riêng từng loại hạt ý dĩ, nhãn nhục với nước nóng, rửa lại với nước lạnh.
  • Xả rong sụn dưới vòi nước cho đến khi rong sụn mềm.
  • Cho hạt ý dĩ vào nồi bắc lên bếp ninh mềm, rửa lại vài lần nước lạnh.
  • Ngâm hạt sen cho đến khi nở mềm, cho vào nồi có 500ml nước bắc lên bếp ninh.
  • Cho 100g đường phèn vào nồi hạt sen, ninh thêm vài phút, tắt bếp.
  • Bỏ vỏ củ sen, cắt thành lát mỏng ngâm với nước muối pha loãng để không bị thâm, rửa sạch. Cho củ sen vào nồi 300ml nước và 50g đường phèn bắc lên bếp ninh cho chín ngấm đường.
  • Bắc nồi nước khác lên bếp, cho hỗn hợp hạt sen, củ sen vào. Cho tiếp hạt ý dĩ, phổ tai, táo đỏ vào. Nêm nếm lại cho vị ngọt vừa ăn, tắt bếp.
  • Cho nhãn nhục vào cùng là đã hoàn thành món sâm bổ lượng bổ dưỡng.
sâm bổ lượng thanh mát

Cách nấu sâm bổ lượng với rong sụn ngon như ngoài hàng cực đơn giản

Người không nên ăn chè rong sụn

Người có tỳ vị hư hàn

Rong sụn có tính hàn, do đó người có tỳ vị hư hàn, đang cảm lạnh, tiêu chảy không nên ăn các món ăn chế biến từ rong sụn, đặc biệt là chè. Bởi sử dụng chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, thậm chí bị ngộ độc.

Người mắc bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp cũng không nên sử dụng nhiều chè rong sụn. Bởi trong rong sụn có chứa i-ốt sẽ khiến tình hình bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người đang mang thai, người cho con bú, trẻ nhỏ cũng cần sử dụng chè rong sụn với liều lượng phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

Một số lưu ý khi thực hiện cách nấu chè rong sụn

  • Chỉ nên rửa rong sụn với nước lạnh, không nên ngâm với nước ấm. Vì khi ngâm với nước ấm, rong sụn sẽ bị nhũn, mất đi độ giòn.
  • Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng chỉ nên dùng chè rong sụn 2-3 lần/tuần.
  • Đối với chè rong sụn còn, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị thơm ngon. Tốt nhất chỉ nên bảo quản trong vòng 2-3 ngày, không nên để chè rong sụn trong tủ lạnh quá lâu.

You may also like

Leave a Comment