• Trang chủ
  • Thực phẩm chay
    • Thực phẩm tươi
    • Chế biến sẵn
    • Gia vị
  • Góc bếp
    • Món chay dễ làm
    • Thực đơn chay
  • Thực dưỡng
  • Tin ăn chay
    • Cẩm nang sức khỏe
    • Địa điểm ăn chay
    • Ẩm thực chay thế giới
  • Góc thiện nguyện
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Ăn Chay Sống Khỏe
Theo đuổi lối sống xanh
Author

Minh Tuệ

Minh Tuệ

Từng là người nghiện đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu mỡ, hiểu được những “rắc rối” của nhiều người khi ăn chay, mình muốn chia sẻ với các bạn “thư viện nhỏ” này với các công thức đồ chay ngon, chế độ ăn chay hữu ích…

cách làm đậu phụ tại nhà đơn giản
Món chay dễ làm

Cách làm đậu phụ tại nhà đơn giản, nhanh, đảm bảo ngon, an toàn

by Minh Tuệ 27 Tháng 10, 2021
Đăng bởi Minh Tuệ

Không cần lo ngại có chứa thạch cao hay không đảm bảo vệ sinh nữa với cách làm đậu phụ tại nhà đơn giản sau đây. Chỉ cần 30’ chuẩn bị và thực hiện, bạn đã sẵn sàng.

Đậu phụ (đậu hũ) là loại thực phẩm quen thuộc được dùng chế biến thành nhiều món ăn chay – mặn khác nhau. Đặc biệt, tác dụng của đậu phụ đặc biệt tốt đối với sức khỏe. Sử dụng đậu phụ với số lượng hợp lý trong thực đơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh về não, ung thư dạ dày, ung thư vú, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, cung cấp canxi… Thế nhưng, mua đậu phụ ngoài chợ nhiều người lo sợ trong thành phần có chứa thạch cao. Chính vì vậy, có không ít người đã tự tìm kiếm công thức và tự chế biến tại nhà.

Mẹo lựa đậu nành tươi ngon để làm đậu phụ

Để làm thành những miếng đậu phụ trắng, mềm, mịn, các bạn cần lưu ý đến bước lựa chọn đậu nành tươi ngon. Bạn nên chọn:

  • Đậu nành có màu trắng ngà, sáng, vỏ bóng.
  • Hạt đậu có kích thước đều nhau, tròn và mẩy.
  • Dùng tay bóp, hạt đậu chắc, không bị vụn hay mềm.
  • Tránh chọn loại đậu mà phần vỏ xuất hiện vết nứt, đã nảy mầm hoặc bị sâu.

Tốt nhất, bạn nên chọn mua đậu nành ở siêu thị, cửa hàng, được đóng gói và đã qua kiểm chứng an toàn.

chọn hạt đậu nành vỏ sáng bóng

Chọn hạt đậu nành vỏ sáng, bóng, không bị nứt

Cách làm đậu phụ đơn giản tại nhà

Nguyên liệu

  • 800g đậu nành
  • 1 muỗng canh muối
  • 3 muỗng canh giấm

Dụng cụ

  • Khuôn
  • Vải lọc
  • Nồi
  • Hộp đựng
  • Máy xay sinh tố

Chi tiết cách làm đậu hũ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch đậu nành qua với nước khoảng 2-3 lần.
  • Vớt đậu nành ra ngoài cho vào âu lớn, ngâm với 1 lít rưỡi nước trong 5 tiếng.
Ngâm đậu nành trong nước 5 tiếng để nở mềm

Ngâm đậu nành trong nước 5 tiếng

Bước 2: Xay và lọc đậu nành

  • Cho toàn bộ phần đậu nành và nước ngâm vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
  • Đặt miếng vải lọc lên trên mặt một cái nồi hoặc bát lớn, đổ từ từ đậu nành đã xay vào rồi lọc lấy phần nước cốt, loại bỏ bã đậu.
  • Tiếp tục lọc thêm 2 lần nữa để sạch phần bã đậu.

Lọc bã đậu nành đã xay nhuyễn

Bước 3: Nấu đậu phụ

  • Bắc nồi nước đậu vừa lọc lên bếp đun khoảng 15 phút, khi nước trong nồi sôi nhẹ, hạ lửa nhỏ.
  • Cho thêm 1 muỗng canh muối, 3 muỗng canh giấm vào, khuấy đều.
  • Đậy nắp kín, tiếp tục đun sôi. Lưu ý, từ lúc này bạn không nên khuấy để đậu tách nước. Khi quá trình tách nước đã hoàn tất, tắt bếp.

Đun sôi phần nước đậu nành

Bước 4: Tạo hình đậu phụ

  • Đặt miếng vải lọc vào khuôn, múc phần đậu cho vào khuôn, nén chặt tay.
  • Để yên trong khoảng 1 tiếng, tháo lớp vải ra, cắt đậu phụ thành miếng vừa ăn.

Sau khi ép tạo hình, cắt đậu phụ thành miếng vừa ăn

Một số lưu ý khi thực hiện cách làm đậu phụ bằng máy xay sinh tố

  • Khi nấu nước đậu được 5 phút nhưng vẫn chưa thấy tách nước thành mảng đậu, bạn nên pha 1 muỗng giấm với ít nước, khuấy đều rồi cho vào nồi, đợi cho đến khi tách nước.
  • Khi ép khuôn, không nên nén quá mạnh tay vì rất dễ làm đậu bị nát.
  • Sau khi hoàn thành, cho vào hộp đựng có thêm ít nước muối pha loãng, đậy kín rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn nên thay nước trong hộp thường xuyên. Với cách này, đậu phụ có thể bảo quản được trong khoảng 1 tuần.
  • Ngoài khuôn ép đặt mua, bạn cũng có thể tự tạo khuôn chế biến đậu phụ.
  • Ngoài thành phần nguyên liệu trên, bạn cũng thể làm đậu phụ từ sữa đậu nành và chanh.

“Bỏ túi” thêm cách làm đậu phụ từ sữa đậu nành, chanh

Nguyên liệu

  • 5 lít sữa đậu nành
  • 15ml nước cốt chanh
  • 15ml giấm

Cách làm đậu phụ từ sữa đậu nành, chanh

Cách làm đậu phụ mềm mịn bằng sữa đậu nành và chanh dễ thực hiện

  • Cho nước cốt chanh, giấm vào bát, khuấy đều.
  • Cho sữa đậu nành vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi, khuấy đều cho lớp váng sữa nổi lên trên. Đun cho đến khi sữa sôi, bốc khói thì hạ lửa, thực hiện lặp lại quá trình này 2-3 lần, tắt bếp.
  • Đổ từ từ hỗn hợp giấm, nước cốt chanh vào nồi sữa, vừa cho vừa khuấy đều rồi đậy nắp nồi, giữ ấm trong khoảng 5 phút.
  • Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ thấy trong nồi có những khối đậu đông lại cùng nước chua (có màu vàng nhạt). Dùng vá ấn nhẹ phần đậu đông xuống rồi vớt nước chua ra ngoài.
  • Cho phần đậu đông vào khuôn ép, nén chặt tay rồi để yên trong khoảng 2 tiếng là hoàn tất.

Cách làm đậu hũ với muối nigari

Ngoài những cách làm trên, bạn cũng thể làm đậu hũ non bằng muối nigari. Thành phần nguyên liệu đơn giản gồm đậu nành, 30ml nước muối nigari.

Bước thực hiện đơn giản, tương tự với cách làm đậu phụ với hạt đậu nành ở các bước sơ chế, xay, nấu, ép. Chỉ khác ở bước làm đông, cụ thể khi nấu, bạn khuấy đều rồi cho nước muối nigari hòa tan cùng ít nước lọc vào. Đậy nắp thêm khoảng 5 phút.

Làm đậu phụ non với muối nigari đơn giản

Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên, bạn đã có ngay mẻ đậu phụ trắng, mịn, mềm, thơm và giàu dưỡng chất. Không chỉ thế, với cách làm đậu phụ tại nhà trên còn tuyệt đối vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà nữa đấy.

27 Tháng 10, 2021 0 Bình luận
4 FacebookTwitterPinterestEmail
tác dụng của đậu phụ
Thực phẩm tươi

Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết 12 tác dụng của đậu phụ dưới đây

by Minh Tuệ 19 Tháng 10, 2021
Đăng bởi Minh Tuệ

Tác dụng của đậu phụ là gì? Vốn là loại thực phẩm quen thuộc được dùng chế biến nhiều món ăn ngon, đặc biệt là món chay. Thế nhưng, không phải ai sử dụng cũng biết rõ những lợi ích tuyệt vời của loại nguyên liệu này.

Tìm hiểu tất tần tật về đậu phụ

Đậu phụ là gì?

Đậu phụ ở miền Trung được gọi là đậu khuôn, còn miền nnam gọi là đậu hũ. Đậu phụ được làm từ những hạt đậu nành. Tùy theo cách làm của từng người mà đậu phụ có thể có vị hơi mặn hoặc ngọt, màu trắng ngà hay hơi ngả vàng.

đậu hũ, đậu khuôn

Đậu phụ hay nhiều nơi còn gọi là đậu hũ, đậu khuôn

Nguồn gốc xuất xứ

Bàn về nguồn gốc xuất xứ của đậu phụ có nhiều ý kiến trái chiều, nổi bật là 3 ý kiến sau đây:

  • Đậu phụ xuất phát từ ẩm thực Trung Hoa, nhiều tài liệu cho rằng đậu phụ có liên quan đến Lưu An – một vị hoàng tử nhà Hán thời bấy giờ.
  • Cũng có người cho rằng phương pháp chế biến đậu phụ bắt nguồn từ quá trình đun sôi hỗn hợp đậu nành đã xay với muối biển. Muối biển là thành phần quan trọng giúp đậu nành đông lại.
  • Cũng có luồng ý kiến nhận định đậu phụ được người Trung Quốc cổ đại tạo ra từ phương pháp làm đông sữa đậu nành. Phương pháp này mô phỏng theo kỹ thuật làm đông sữa của người Mông Cổ hoặc Đông Ấn thời đó.

Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ

Là thực phẩm quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết hết những giá trị dinh dưỡng của đậu phụ. Đậu phụ là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng trong 1 miếng đậu (khoảng 122g) gồm:

  • 177 kcal
  • 2mg kẽm
  • 3,35mg sắt
  • 178mg kali
  • 65mg magiê
  • 421mg canxi
  • 15,57g protein
  • 282mg phốt pho
  • 12,19g chất béo
  • 5,36g carbohydrate
  • 27mcg (microgam) folate, DFE
  • 10g natri

Ngoài ra, đậu phụ còn chứa thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, choline, mangan và selen. Đặc biệt, đậu phụ cũng là một nguồn protein hoàn chỉnh nên có thể cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu trong chế độ ăn uống.

Các loại đậu phụ

Tùy theo mục đích sử dụng và phương pháp chế biến, đậu phụ thường được chia thành các loại sau:

  • Đậu phụ trắng
  • Đậu phụ non
  • Đậu phụ tươi
  • Đậu phụ chiên

12 tác dụng của đậu phụ với sức khỏe

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ

Theo các nghiên cứu, đậu phụ có chứa protein, tổng chất béo, carbohydrate và chất xơ thích hợp. So với thịt, hàm lượng những dưỡng chất này trong đậu hũ chỉ bằng ½, nhưng đậu hũ lại có hàm lượng calo thấp hơn nên có tác dụng cân bằng dưỡng chất tốt.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Theo Life Hack, trong thành phần dinh dưỡng, đậu phụ chứa ít cholesterol, chất béo trung tính và cholesterol xấu so với thịt. Nên nếu sử dụng đậu phụ thay thế thịt sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao.

Ngăn ngừa, giảm nguy cơ bệnh ung thư dạ dày

Theo kết quả một nguyên cứu của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Đông Ngô ở Tô Châu (Trung Quốc), đậu phụ có thể giúp người dùng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

giảm nguy cơ bệnh ung thư dạ dày

Đậu phụ có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Cung cấp canxi

Có thể bạn chưa biết, hàm lượng canxi có trong 100g đậu phụ tương đương 1 ly sữa bò 235ml. Đây là hàm lượng khá cao, tương đối phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ đang phát triển, phụ nữ bị loãng xương.

Giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh

Ăn đậu phụ có tác dụng gì với phụ nữ? Với hàm lượng phytoestrogen và genistein tương đối cao, đậu phụ có thể giúp phụ nữ giảm được các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là tính bốc hỏa, khó chịu, hay nổi nóng.

Ngăn ngừa các bệnh về não

Theo một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2017, đậu phụ có khả năng hỗ trợ người bệnh điều trị Alzheimer rất tích cực. Đồng thời, người sử dụng đậu phụ cũng có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn so với người không dùng thường xuyên.

Giảm nguy cơ ung thư vú

Đậu phụ chứa isoflavone. Đây là chất có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt, tác dụng của đậu phụ với phụ nữ còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú nhờ isoflavone.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả, an toàn

Vì đậu phụ chứa ít calo đồng thời những món ăn chế biến từ đậu phụ còn tạo cảm giác no giả. Do đó, nếu bạn đưa loại thực phẩm này vào thực đơn một cách hợp lý sẽ có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.

Cung cấp axit béo omega-3 tốt

Nhiều tài liệu nguyên liệu nghiên cứu đã công bố, đậu phụ có chứa hàm lượng axit béo omega-3 tốt. Trong khi đó, đây là loại chất hỗ trợ giảm chất béo trung tính, giảm trầm cảm, viêm, bớt chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả (theo WebMD).

Giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Với hàm lượng selen tương đối, đậu phụ có khả năng “thần kỳ” chống oxy hóa, ngăn ngừa sự chết của tế bào, đặc biệt giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Cung cấp chất xơ

Một tác dụng khác của đậu phụ là chứa nhiều chất xơ nên làm giảm nguy cơ đột quỵ, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa hiệu quả.

Điều trị chứng lạc nội mạc tử cung, bệnh tiểu đường hiệu quả

Đậu phụ đã được chứng minh là giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung và bệnh tiểu đường.

Đậu phụ tốt cho sức khỏe

Đậu phụ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Tác dụng phụ của đậu phụ là gì?

Mặc dù có nhiều lợi ích thế nhưng nếu sử dụng quá nhiều và không khoa học đậu phụ cũng sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ đối với sức khỏe.

  • Sỏi thận: Theo kết luận của một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), hàm lượng oxalat có trong đậu phụ khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Khi đó, chúng sẽ kết hợp cùng với canxi tạo thành dạng muối không hòa tan, kết tủa thành sỏi thận rất nguy hiểm.
  • Bệnh liên quan tuyến giáp: Isoflavone trong đậu phụ có ảnh hưởng xấu đến chức năng của tuyến giáp. Theo nguyên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh), ăn quá nhiều đậu hũ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của tuyến giáp.
  • Ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng: Hàm lượng axit phytic có trong đậu phụ có khả năng liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê. Vì thế, loại axit này sẽ ngăn và làm giảm khả năng đường ruột hấp thụ các dưỡng chất.
  • Gây rối loạn tình dục ở nam giới: Nam giới ăn đậu phụ có tốt không? Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tìm hiểu nghiên cứu của nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka (Ấn Độ). Theo nhà dinh dưỡng học này, nếu ăn nhiều đậu phụ thì có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới cụ thể là thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn “yêu”, số lượng và chất lượng tinh trùng.

Một số lưu ý quan trọng khi dùng đậu phụ mà bạn nên biết

Đối tượng không nên ăn đậu phụ

Những đối tượng sau đây không nên ăn đậu phụ:

  • Người mắc hoặc tiền sử bị sỏi thận.
  • Người bị suy giảm tuyến giáp.
  • Người lớn tuổi mắc các bệnh liên quan đến thận.

Không nên kết hợp đậu phụ với gì?

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe, song bạn cũng cần lưu ý, tuyệt đối không nên kết hợp chúng với các loại thực phẩm sau đây:

  • Rau bina, hành: Magie clorid, calci sulfate có trong đậu phụ gặp acid oxalic trong rau bina, hành sẽ tạo thành magie oxalate và calcium oxalate sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi và dễ gây nên sỏi thận.
  • Mật ong: Theo cách làm đậu phụ của một số nơi thường sử dụng thạch cao. Do đó, khi gặp đường trong mật ong sẽ kết tủa vón cục trong dạ dày dẫn đến tình trạng khó thở, diễn biến nặng có thể gây hôn mê.
  • Sữa bò: Sữa bò khi kết hợp với đậu hũ sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của 2 và còn ảnh hưởng đến sự hấp thu calci của cơ thể.
  • Quả hồng: Chất tanin trong quả hồng kết hợp với calci clorua trong đậu hũ tạo thành calcium tannate. Đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.
Không nên kết hợp đậu phụ với hồng

Không nên ăn chung hồng và đậu phụ

Nên kết hợp đậu phụ với thực phẩm nào?

  • Trứng gà: Kết hợp trứng cùng đậu phụ sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
  • Rong biển: Đậu phụ và rong biển là sự kết hợp hoàn hảo, đặc biệt tốt đối với người mắc bệnh về tim mạch và huyết áp cao.
  • Tỏi: Đậu phụ dùng kèm với tỏi sẽ nâng cao hiệu quả giảm cân mà không phải ai cũng biết.

Mẹo bảo quản đậu phụ an toàn

Cách bảo quản đậu phụ cũng như cách bảo quản đậu phụ qua đêm an toàn, đảm bảo giữ được thành phần dinh dưỡng:

  • Nên để đậu phụ vào hộp có chứa nước bên trong để giữ ẩm cho miếng đậu.
  • Nếu muốn bảo quản trong thời gian lâu, bạn chỉ cần thay nước trong hộp thường xuyên là được.

Một số món chay ngon từ đậu phụ

Đậu hũ kho chay

Đậu phụ kho chay

Đậu phụ kho chay có hương vị đậm đà đưa cơm

Từng miếng đậu hũ mềm, thấm vị ngọt của nấm rơm, mặn của tương, cay của ớt, béo của nước cốt dừa, thơm nồng hương tiêu, hành lá chắc chắn sẽ làm hao cơm nhanh chóng.

Đậu phụ rau củ xào chay

đậu hũ rau củ xào chay

Cách làm đậu hũ rau củ xào chay đơn giản, dễ thực hiện

Đậu hũ rau củ xào chay là món ăn quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Món ăn này chinh phục người ăn không chỉ bằng hình thức bắt mắt mà còn bởi hương vị hấp dẫn, khó từ chối. Rau củ xào chín vừa tới còn độ giòn, có vị ngọt ăn kèm miếng đậu hũ mềm thấm gia vị vô cùng kích thích vị giác.

Canh đậu hũ non chay

Canh đậu hũ non chay

Canh đậu hũ non là món canh có tính giải nhiệt cao

Canh đậu hũ non chay là món ăn bổ dưỡng, có khả năng giải nhiệt cao nên đặc biệt được ưa chuộng trong những ngày nắng nóng. Món canh này cũng có cách chế biến tương đối đơn giản, bạn có thể linh hoạt kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như củ sen, lá hẹ, cà chua, nấm…

Đậu hũ sốt cay Tứ Xuyên

Đậu hũ sốt cay Tứ Xuyên

Đậu hũ sốt cay Tứ Xuyên có màu sắc bắt mắt hấp dẫn

Đậu hũ sốt Tứ Xuyên là món ăn nổi tiếng của ẩm thực Trung Hoa. Ngày nay, món ăn này được biến tấu thành nhiều phiên bản khác nhau được đông đảo người yêu thích, trong đó có đậu hũ sốt cay chay. Hương thơm của tiêu quyện cùng vị ngọt của đậu phụ, kết hợp vị bùi của các loại nấm làm xiêu lòng người thưởng thức.

Đậu hũ kho nấm rơm chay

Đậu hũ kho nấm rơm chay

Đậu phụ kho nấm rơm hao cơm nóng

Đậu hũ và nấm rơm luôn là sự kết hợp hoàn hảo, tạo thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó, món đậu hũ kho nấm rơm chay đã làm say lòng không biết bao nhiêu người thưởng thức. Món ăn này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe.

Đậu hũ non chiên xù chay

Đậu hũ non chiên xù chay

Nhiều em nhỏ yêu thích món đậu hũ non chiên xù

Nguyên liệu dễ tìm mua, cách thực hiện đơn giản nên đậu hũ non chiên xù chay luôn được xem là lựa chọn hàng đầu của nhiều người, nhiều gia đình trong những ngày ăn chay. Miếng đậu hũ chiên vàng giòn lớp ngoài, bên trong mềm nóng ăn kèm tương ớt cay sẽ đem lại trải nghiệm vị giác thú vị.

Đậu phụ chiên sả chay

Đậu phụ chiên sả chay

Đậu phụ chiên sả có lớp vỏ vàng giòn hấp dẫn

Đậu hũ chiên vỏ ngoài vàng ươm, kết hợp cùng sả thơm lừng có vị mặn, cay hòa quyện sẵn sàng khiến người ăn mê mẩn. Đặc biệt, cách làm đậu phụ chiên sả chay tương đối đơn giản, thực hiện nhanh chóng trong vòng 10-15 phút.

Canh rong biển đậu hũ chay

Canh rong biển đậu hũ chay

Canh rong biển đậu phụ có vị ngọt thanh mát

Là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ nền ẩm thực của xứ sở kim chi, song canh rong biển đậu hũ chay rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Thưởng thức bát canh đậu phụ rong biển nóng hổi, có vị ngọt thanh cùng gia đình trong bữa cơm tối sau một ngày làm việc mệt mỏi thì còn gì tuyệt vời bằng.

Đậu hũ kho tương chay

Đậu hũ kho tương chay

Đậu phụ kho tương chay có hương vị đậm đà

Đậu hũ kho tương cũng là một sự lựa chọn dành cho những ai đang băn khoăn nên chế biến món gì từ đậu hũ. Đậu phụ thấm vị mặn của tương rất thích hợp ăn kèm với cơm nóng.

Đậu phụ hấp rau răm

Đậu phụ hấp rau răm

Đậu hũ hấp rau răm là món ăn mới lạ với nhiều người

Đậu phụ hấp rau răm là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây Nam Bộ nước ta. Trong thời gian gần đây, món ăn này đã xuất hiện ở nhiều nơi và chiếm được cảm tình của đông đảo thực khách. Nếu bạn chưa thưởng thức qua, hãy nhanh tay tìm hiểu để bổ sung vào thực đơn gia đình món ăn mới lạ này nhé.

Trên đây là những tác dụng của đậu phụ cùng tất tần tật thông tin liên quan đến loại thực phẩm này. Hy vọng, bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ và ứng dụng sử dụng loại thực phẩm này đúng cách, phát huy tối đa hiệu quả đối với sức khỏe.

19 Tháng 10, 2021 0 Bình luận
5 FacebookTwitterPinterestEmail
Bài viết mới
Bài viết cũ

Về tác giả

Về tác giả

Minh Tuệ

Từng là người nghiện đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu mỡ, hiểu được những “rắc rối” của nhiều người khi ăn chay, mình muốn chia sẻ với các bạn “thư viện nhỏ” này với các công thức đồ chay ngon, chế độ ăn chay hữu ích…

Bài viết mới nhất

  • Danh Sách Các Món Xào Chay Ngày Tết Không Nên Bỏ Lỡ

    23 Tháng mười một, 2024
  • Gỏi Chay Ngày Tết: Công Thức Món Ăn Tươi Ngon Đậm Chất Truyền Thống

    16 Tháng mười một, 2024
  • Cách Làm Salad Chay Tết Đơn Giản, Thanh Mát Và Bổ Dưỡng

    10 Tháng mười một, 2024
  • 8 cách làm mứt đơn giản cho ngày Tết thêm trọn vẹn hương vị

    2 Tháng mười một, 2024

Đăng ký nhận tin tức mới nhất

Subscribe my Newsletter for new blog posts, tips & new photos. Let's stay updated!

Danh mục

  • Cẩm nang sức khỏe (7)
  • Chế biến sẵn (1)
  • Gia vị (5)
  • Góc thiện nguyện (1)
  • Món chay dễ làm (38)
  • Thực dưỡng (1)
  • Thực đơn chay (4)
  • Thực phẩm tươi (5)

@2020 - Ăn Chay Sống Khỏe. All Right Reserved.


Lên trên
Ăn Chay Sống Khỏe
  • Trang chủ
  • Thực phẩm chay
    • Thực phẩm tươi
    • Chế biến sẵn
    • Gia vị
  • Góc bếp
    • Món chay dễ làm
    • Thực đơn chay
  • Thực dưỡng
  • Tin ăn chay
    • Cẩm nang sức khỏe
    • Địa điểm ăn chay
    • Ẩm thực chay thế giới
  • Góc thiện nguyện
  • Giới thiệu
  • Liên hệ