• Trang chủ
  • Thực phẩm chay
    • Thực phẩm tươi
    • Chế biến sẵn
    • Gia vị
  • Góc bếp
    • Món chay dễ làm
    • Thực đơn chay
  • Thực dưỡng
  • Tin ăn chay
    • Cẩm nang sức khỏe
    • Địa điểm ăn chay
    • Ẩm thực chay thế giới
  • Góc thiện nguyện
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Ăn Chay Sống Khỏe
Theo đuổi lối sống xanh
Author

Minh Tuệ

Minh Tuệ

Từng là người nghiện đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu mỡ, hiểu được những “rắc rối” của nhiều người khi ăn chay, mình muốn chia sẻ với các bạn “thư viện nhỏ” này với các công thức đồ chay ngon, chế độ ăn chay hữu ích…

Món chay dễ làm

Các Món Chay Ngon Với Dầu Hào Dễ Làm Bạn Nên Thử Ngay!

by Minh Tuệ 19 Tháng 3, 2023
Đăng bởi Minh Tuệ

Các món chay ngon với dầu hào vừa đơn giản lại ngon miệng sẽ giúp bạn đa dạng hóa bữa ăn gia đình. Cùng cập nhật nhanh danh sách top những món chay ngon sử dụng dầu hào để tự tin trổ tài chiêu đãi người thân ngay nhé.

Dầu hào là loại gia vị được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực chay. Khi nấu ăn, cho thêm 1-2 muỗng dầu hào sẽ giúp các nguyên liệu thêm bóng bẩy, hương vị đậm đà. Ăn Chay Sống Khỏe gợi ý các món chay ngon cùng dầu hào chế biến cực đơn giản. Lưu ý, những công thức giới thiệu dưới đây dành chung cho tất cả các đối tượng ăn chay bao gồm người ăn chay vì tôn giáo, sức khỏe, bảo vệ môi trường… Do đó, nếu bạn không sử dụng ngũ vị tân (hành, kiệu, tỏi, nén, hẹ), hãy dùng hành boa rô thay thế nhé.

Cải thìa xào dầu hào chay

Dầu hào kết hợp cùng giúp tôn lên hương vị, độ ngon ngọt của cải thìa. Chính vì vậy, cải thìa xào dầu hào là một món chay ngon được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt, cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản, chế biến nhanh chóng.

cải thìa sốt dầu hào

Cải thìa xào dầu hào chay có vị ngọt, giòn cuốn hút

Nguyên liệu

  • 300g cải thìa
  • 100g cà rốt
  • 1 muỗng tỏi băm
  • Gia vị: Dầu hào, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước tương, dầu ăn, tiêu, bột năng, muối…

Cách thực hiện

  • Cắt bỏ phần gốc của cải thìa, với những lá to có thể chẻ đôi theo chiều dọc. Ngâm cải thìa với nước muối pha loãng trong 5 phút, rửa sạch.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng. Để đẹp mắt hơn, bạn có thể tỉa hoa cho cà rốt.
  • Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi, cho vào ít muối rồi cho lần lượt cà rốt và cải thìa vào luộc.
  • Khi các nguyên liệu vừa đổi màu, nhanh tay vớt ra ngoài cho vào âu nước đá lạnh. Cách này sẽ giúp rau củ giữ được màu đẹp mắt.
  • Cho 1 muỗng dầu hào vào bát, thêm vào cùng ít hạt nêm, đường, nước tương, tiêu xay và 2 chén nước lọc, khuấy đều. Cho toàn bộ hỗn hợp vào nồi, bắc lên bếp đun sôi.
  • Cho ít bột năng vào bát nước lọc, khuấy đều rồi đổ từ từ vào nồi hỗn hợp dầu hào đang sôi. Lưu ý, vừa cho nước bột năng vào vừa dùng đũa khuấy đều để tạo độ đặc sánh cho nước sốt.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun sôi, thêm 1 muỗng tỏi băm để phi thơm. Cho tiếp cả thìa, cà rốt vào xào rồi cho ra đĩa trang trí cho đẹp mắt.
  • Cho phần nước sốt lên trên bề mặt rau vừa xào là hoàn thành món cải thìa sốt dầu hào chay thơm ngon.

Cà tím sốt dầu hào chay

Cà tím sốt dầu hào là một trong những món chay chế biến với dầu hào không nên bỏ qua. Món ăn này có hình thức bắt mắt, hương vị đậm đà cực bắt cơm. Cà tím chiên chín mềm ngọt tự nhiên, thấm đều nước sốt có vị mặn mặn, ngọt ngọt kết hợp cùng ít vị cay của ớt thêm kích thích vị giác.

cà tím sốt dầu hào chay

Cà tím sốt dầu hào chay có hình thức bắt mắt cực cuốn hút người ăn

Nguyên liệu

  • 3 trái cà tím
  • 1 nhánh hành lá
  • 1 củ hành tím
  • 1 vài tép tỏi
  • 1 trái ớt
  • Gia vị: Dầu hào chay, hạt nêm chay, nước tương, đường, muối, dầu ăn…

Cách làm cà tím sốt dầu hào chay

  • Cắt cà tím thành từng lát dày khoảng 1 cm, ngâm với nước muối pha loãng để không bị thâm đen rồi rửa sạch.
  • Bóc vỏ hành tím, tỏi, băm nhỏ. Rửa sạch hành lá, cắt thành khúc nhỏ. Loại bỏ hạt, băm nhỏ ớt.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn đun sôi, cho hành tím, tỏi băm vào phi thơm. Tiếp tục cho cà tím vào đảo đều.
  • Cho vào 2 muỗng canh dầu hào chay cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê muối, đảo đều. Sau đó đậy nắp kín, hạ nhỏ lửa, tiếp tục nấu trong vòng 5-7 phút.
  • Tắt bếp, thêm ít hành lá cắt nhuyễn, ớt băm là hoàn thành món cà tím sốt dầu hào chay đơn giản.

Đậu phụ sốt dầu hào chay

Đậu phụ sốt dầu hào chay là món ăn có thành phần nguyên liệu đơn giản lại rất ngon miệng, tương đối dễ thực hiện. Từng miếng đậu phụ mềm, có vị béo hòa cùng nước sốt đậm đà chắc chắn sẽ làm hao cơm nhà đấy.

Đậu phụ sốt dầu hào chay

Đậu phụ sốt dầu hào là món ăn “cực chiến” với cơm nóng

Nguyên liệu

  • 1 miếng đậu phụ
  • 300g nấm đùi gà
  • 4 tép tỏi băm nhỏ
  • 2 cây hành lá cắt nhuyễn
  • Gia vị: Dầu hào chay, dầu ăn, dầu màu điều, tương cà, hạt nêm, muối…

Cách làm đậu phụ sốt dầu hào chay

  • Cắt đậu phụ thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn, dùng giấy thấm khô.
  • Bắc chảo lên bếp, cho lượng dầu ăn vừa đủ, cho đậu phụ vào chiên vàng đều các mặt.
  • Cắt bỏ phần gốc của nấm đùi gà, cắt thành lát, ngâm nấm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, vớt ra ngoài.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun nóng. Cho ½ tỏi băm vào phi thơm, cho nấm vào đảo đều, thêm ít nước, xào cho nấm chín mềm rồi tắt bếp.
  • Bắc chảo khác lên bếp, cho ít màu điều vào, thêm tỏi băm còn lại vào cùng xào thơm. Cho vào 3 muỗng dầu hào chay, 1 muỗng tương cà, ít hạt nêm, đảo đều. Cho thêm ít nước lọc vào nồi, đảo đều và đun sôi.
  • Cho đậu phụ và nấm vào chảo nước sốt, bắt đầu rim với lửa nhỏ.
  • Cuối cùng, thêm ít hành lá cắt nhuyễn lên trên là đã có món đậu hũ sốt dầu hào chay chiêu đã cả nhà.

Bầu kho dầu hào chay

Nếu lần đầu biết đến món bầu kho thì bạn nên lưu ngay vào danh sách các món chay ngon với dầu hào nhé. Nước sốt đậm đà thấm vào từng lát bầu tạo nên hương vị đặc trưng khó quên. Đặc biệt, dầu hào còn tạo cho món ăn màu vàng đẹp mắt.

bầu kho dầu hào

Dầu hào tạo màu vàng đẹp mắt cho món bầu kho dầu hào chay

Nguyên liệu

  • 1 trái bầu
  • Gia vị: Nước mắm chay, dầu hào chay, nước tương, đường, tiêu xay, muối, dầu ăn…

Cách kho bầu dầu hào chay

  • Bổ đôi trái bầu theo chiều dọc, cắt thành lát dày khoảng tầm 1cm. Cho bầu vào âu nước muối pha loãng ngâm khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Vớt bầu ra rổ để cho ráo nước.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào đun sôi. Khi dầu nóng, cho bầu vào đảo đều để vàng sơ 2 mặt. Vớt bầu ra để cho ráo dầu.
  • Cho bầu vào nồi, cho thêm gia vị gồm 1 muỗng canh nước mắm chay, 1 muỗng canh dầu hào chay, 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng cà phê đường, trộn đều. Sau đó ướp bầu trong vòng khoảng 10 phút để thấm gia vị từ đó thành phẩm đậm đà hơn.
  • Bắc nồi lên bếp, bật lửa nhỏ, thêm ít nước lọc và tiến hành kho.
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, khi bầu gần chín, thêm ít tiêu xay là hoàn thành.

Khổ qua xào dầu hào chay

Chỉ mất 10-15 phút chuẩn bị và thực hiện là bạn có thể thu về đĩa thành phẩm khổ qua xào dầu hào chay. Khổ qua có vị đắng nhẹ, thơm mùi tỏi, thấm vị mặn đặc trưng của dầu hào rất ngon miệng. Không chỉ vậy, khổ qua sau khi xào có được độ xanh mướt đẹp mắt càng giúp mâm cơm chay của gia đình thêm hấp dẫn.

khổ qua xào dầu hào

Dầu hào tạo màu xanh mướt đẹp mắt cho khổ qua xào

Nguyên liệu

  • 1 trái khổ qua
  • 1 tép tỏi
  • 5g dầu hào
  • Gia vị: Hạt nêm, đường, dầu ăn, muối, đường

Cách nấu khổ qua xào dầu hào chay

  • Bóc vỏ tỏi, băm nhỏ.
  • Bổ đôi trái khổ qua theo chiều dọc, loại bỏ phần ruột. Sau đó, cắt thành lát mỏng vừa ăn, ngâm với nước muối pha loãng 10 phút, rửa lại nhiều lần với nước.
  • Bắc chảo lên bếp, cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn đun nóng. Dầu sôi, cho tỏi băm vào phi thơm, cho khổ qua vào xào.
  • Nêm 3g hạt nêm, 3g đường đảo đều, khi khổ qua gần chín, cho thêm 1 muỗng dầu hào chay. Xào thêm vài phút, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Nấm xào dầu hào chay

Nấm xào dầu hào chay cũng là một lựa chọn hoàn hảo nếu bạn có ý định muốn “đổi gió” cơm nhà. Nấm đùi gà vừa chín tới mềm, ngọt nước, thấm gia vị đậm đà. Món ăn dùng kèm cơm nóng cực kỳ hao đó.

nấm xào dầu hào

Nấm đùi gà xào vừa chín tới, thấm sốt dầu hào đậm đà

Nguyên liệu

  • 3 cây nấm đùi gà
  • 1 quả ớt xanh
  • 3 tép tỏi
  • 1 quả ớt khô
  • Gia vị: Tiêu xay, dầu hào, nước tương, muối, dầu ăn…

Cách xào nấm đùi gà sốt dầu hào chay

  • Rửa nấm đùi gà với nước rồi ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút. Rửa lại với nước cho sạch rồi vớt ra ngoài để trên rổ. Sau đó, dùng tay xé nấm thành sợi dài.
  • Bóc vỏ tỏi, băm nhỏ. Rửa sạch trái ớt xanh, loại bỏ hạt, cắt thành lát. Trái ớt khô cũng cắt nhỏ.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun nóng rồi cho nấm đùi gà vào xào nhẹ tay. Khi nấm tiết ra nước thì chắt bỏ phần nước đó đi.
  • Bắc chảo khác lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun nóng, cho tỏi băm và ít ớt khô vào phi thơm. Cho tiếp ớt xanh vào đảo đều rồi cho nấm đã xào vào cùng.
  • Đảo đều nấm và nêm nếm gia vị gồm 2 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước tương, ½ muỗng tiêu xay.
  • Tiếp tục đảo thêm 3-4 phút để nấm thấm đều gia vị là hoàn thành.

Bông cải xào dầu hào chay

Bạn cũng có thể bổ sung vào thực đơn món chay ngon với dầu hào của gia đình món bông cải xào. Bông cải được phủ trên bề mặt lớp dầu hào bóng bẩy đẹp mắt. Các nguyên liệu vừa chín tới, mềm, ngọt thanh kết hợp cùng vị mặn mà của dầu hào càng giúp bạn cảm nhận trọn vẹn hương vị lôi cuốn.

bông cải xào dầu hào

Bông cải xào là một trong những món chay ngon với dầu hào được yêu thích

Nguyên liệu

  • 200g bông cải trắng
  • 200g bông cải xanh
  • ½ củ cà rốt
  • 1 nhánh hành boa rô
  • Gia vị: Dầu ăn, dầu hào, tương cà, đường, hạt nêm

Cách làm bông cải xào dầu hào

  • Tách bông cải thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ngâm với nước muối pha loãng 10 phút, rửa sạch, vớt ra.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, rửa sạch rồi cắt thành lát dày khoảng 1/3 lóng tay. Rửa sạch hành boa rô, cắt nhuyễn.
  • Cho 600ml nước vào nồi, thêm ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng dầu ăn, bắc lên bếp đun sôi. Nước sôi, cho lần lượt cà rốt, bông cải xanh, bông cải trắng vào trụng sơ trong 2 phút rồi vớt ra ngoài.
  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn đun nóng rồi cho hành boa rô vào phi thơm, tắt bếp. Cho vào chảo thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh nước tương, 1/5 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng canh đường và 1 muỗng canh tương cà, trộn đều.
  • Bật bếp để đun hỗn hợp trên sôi, cho thêm 50ml nước, tiếp tục đun. Đợi hỗn hợp sôi lại lần nữa, cho 1 muỗng dầu ăn vào, khuấy đều.
  • Xếp bông cải xanh, bông cải trắng, cà rốt lên đĩa sao cho đẹp mắt rồi cho phần nước sốt vừa nấu lên trên.

Trên đây là các món chay ngon với dầu hào mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm gợi ý. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được món ăn ngon, phù hợp với khẩu vị để trổ tài nấu nướng, làm đa dạng thực đơn cho cả nhà thưởng thức.

19 Tháng 3, 2023 0 Bình luận
5 FacebookTwitterPinterestEmail
Cẩm nang sức khỏe

[Mách Nhỏ] Những Lưu Ý Khi Dùng Dầu Hào Chay

by Minh Tuệ 14 Tháng 3, 2023
Đăng bởi Minh Tuệ

Những lưu ý khi dùng dầu hào chay không phải ai cũng biết, sẽ giúp bạn “phát huy” hết công dụng của loại gia vị này. Nhờ đó, bạn sẽ chế biến được những món ăn thơm ngon, bắt mắt và hoàn hảo nhất.

Công dụng của dầu hào chay

Dầu hào là gia vị quen thuộc và thường xuất hiện trong gian bếp của nhiều gia đình. Đáp ứng nhu cầu ăn chay của nhiều người, dầu hào phiên bản chay ra đời. Dầu hào chay có hương vị và màu sắc không khác nhiều so với phiên bản gốc.

Dầu hào chay được dùng trong các món xào, nấu, nướng… Đặc biệt, dầu hào chay còn là loại nước chấm “siêu cuốn” cho các món luộc. Các món chay ngon với dầu hào đều có màu sắc bắt mắt, cuốn hút, hương vị đậm đà khó cưỡng.

Cách sử dụng dầu hào chay trong chế biến

Dùng tẩm ướp nguyên liệu

Một trong những cách sử dụng thông dụng của dầu hào chay chính là dùng tẩm ướp nguyên liệu. Thường gặp nhất là dùng dầu hào ướp các nguyên liệu của món nướng, kho, nấu. Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch, tẩm ướp gia vị, bạn chỉ cần cho thêm 1 muỗng dầu hào, trộn đều rồi để yên trong vòng 15 phút. Nhờ đó, các nguyên liệu sau chế biến sẽ có được màu cánh gián nhẹ, đẹp mắt. Đồng thời, thành phẩm cuối cùng cũng sẽ có hương thơm hấp dẫn, cuốn hút người ăn.

Dùng cho các món xào

Dầu hào cũng là gia vị giúp tôn lên hương vị của các món xào chay. Có thể kể đến các món như cải thìa xào dầu hào, nấm đùi gà, nấm hương sốt dầu hào, đậu hũ sốt dầu hào, bông cải sốt dầu hào, rau củ xào dầu hào, mì xào… Cách thực hiện khá đơn giản, xào các loại rau củ hay mì, nêm nếm gia vị xong bạn mới cho thêm 1 muỗng dầu hào. Lúc này, tắt bếp là bạn đã có thể thưởng thức.

Dầu hào dùng để chế biến các món xào chay thêm bắt mắt

Dùng làm nước chấm cho món luộc

Bên cạnh những cách ứng dụng trên, dầu hào chay cũng được biến hóa thành nước chấm “thần thánh” chinh phục các món luộc như cải thìa, cải ngọt, súp lơ, súp xanh, cà rốt, bầu… Dầu hào kết hợp cùng với rau củ luộc tạo nên vị ngọt tự nhiên khiến người ăn cảm giác ngon miệng hơn.

Cách làm nước chấm từ dầu hào cũng khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng trong vòng vài phút. Bạn chỉ cần cho dầu hào vào chảo, bắc lên bếp đun sôi. Sau đó, bạn cho thêm ít nước lọc, đường, ớt băm, tỏi băm (đối với những người ăn chay không dùng tỏi có thể bỏ qua), khuấy đều. Hỗn hợp hòa tan hoàn toàn, nêm nếm lại một lần nữa rồi tắt bếp. Như vậy là bạn đã có bát nước chấm rau củ luộc cực cuốn từ dầu hào.

Dùng dầu hào để làm bánh

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, dầu hào được sử dụng khá nhiều trong các món bánh. Bạn có thể vừa dùng dầu hào làm nước chấm, vừa dùng tạo hương cho phần nhân các loại bánh bao, há cảo…

Dầu hào dùng làm nước chấm ăn há cảo

Một số lưu ý khi dùng dầu hào chay

  • Trong thành phần có muối nên dầu hào có vị mặn. Vì thế dùng dầu hào để chế biến món ăn, khi nêm nếm gia vị, bạn cần điều chỉnh lượng muối, nước mắm (chay) cho phù hợp.
  • Không nên kết hợp dầu hào với giấm. Vì điều này làm mất đi hương vị đặc trưng của dầu hào.
  • Để không bị át đi hương vị của dầu hào, bạn cũng không dùng chung với tiêu, quế hay hồi.
  • Để đảm bảo không làm giảm hương vị và giá trị dinh dưỡng, bạn không nên đun nóng dầu hào quá lâu.
  • Không nên dùng dầu hào chế biến các món nhiều nước như canh, súp. Vì màu của dầu hào sẽ làm món canh, súp không được đẹp mắt.
  • Một sai lầm khác mà nhiều người gặp phải là sử dụng quá nhiều dầu hào trong một món ăn. Vì dầu hào có vị mặn nên nếu dùng quá nhiều sẽ khiến bạn khó nêm nếm và ảnh hưởng hương vị món ăn.

Không nên dùng dầu hào chế biến các món nhiều nước như canh, súp

Mong rằng với tất cả những chia sẻ trên, bạn đã “bỏ túi” được những lưu ý khi dùng dầu hào chay. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng dầu hào đúng cách, tạo nên những món ăn thơm ngon hơn. Đồng thời, nhờ đó, bạn cũng sẽ tránh được những tác dụng không mong muốn khi sử dụng sai cách ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn cũng như sức khỏe.

14 Tháng 3, 2023 0 Bình luận
7 FacebookTwitterPinterestEmail
Gia vị

Bất Ngờ Với Cách Làm Dầu Hào Chay Siêu Ngon Không Thể Khước Từ

by Minh Tuệ 7 Tháng 3, 2023
Đăng bởi Minh Tuệ

Cách làm dầu hào chay tại nhà được rất nhiều người săn đón. Bởi những người ăn chay sẽ không cần phải “đau đầu” lựa chọn loại dầu hào “chuẩn” chay. Cùng Ăn Chay Sống Khỏe bỏ túi ngay cách thực hiện siêu đơn giản, siêu ngon dưới đây nhé.

Cách làm dầu hào chay từ nấm hương khô

Nấm hương là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực chay. Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn, nấm hương khô còn được dùng để tạo ra dầu hào chay. Dầu hào chay làm từ nấm hương khô có vị ngọt, màu sắc đậm, giúp món ăn thêm bắt mắt. Cách làm dầu hào chay từ nấm hương khô khá đơn giản và đang được rất nhiều người áp dụng.

Nguyên liệu

  • 50g nấm hương khô
  • ½ trái chanh
  • 100g nước tương (xì dầu)
  • 100g đường
  • 500ml nước lọc
  • ½ bát dầu ăn

Cách làm dầu hào chay từ nấm hương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sơ nấm hương với nước rồi cho vào ngâm với nước ấm (60-80 độ C) trong khoảng 10 phút. Đợi nấm hương nở mềm, rửa lại với nước, vớt ra để trên rổ cho ráo nước.
  • Khi ngâm có thể cho thêm ít muối vào cùng, để phần gốc tiếp xúc với mặt nước như vậy nấm sẽ sạch hơn.
  • Dùng tay xé nấm hương thành miếng nhỏ.

Ngâm nấm hương với nước rồi rửa sạch

Bước 2: Nấu nấm hương làm dầu hào

  • Cho 500ml nước vào nồi, bắc lên bếp, cho nấm hương vào cùng. Tiến hành nấu nấm hương với lửa vừa đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ. Sau đó, đậy kín nắp và nấu thêm 30 phút.
  • Lược nấm hương qua rây, lấy phần nước nấm (giữ phần nấm để sử dụng sau).
  • Vắt lấy nước cốt của ½ trái chanh vào bát nước nấm. Cho thêm 100g nước tương vào cùng, khuấy đều.

Nấu nấm hương rồi lọc lấy phần nước

Bước 3: Làm nước màu

  • Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 100g đường và ½ bát dầu ăn khuấy nhẹ, bật lửa lớn.
  • Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và nấu trong khoảng 5 phút. Sau đó, trong nồi sẽ có 2 lớp dầu và lớp đường.
  • Đường sôi, nổi bọt li ti, có màu nâu nhạt, tiếp tục hạ nhỏ lửa, nấu đến khi đường nổi bong bóng thì tắt bếp, để nguội trong khoảng 2-3 phút.
  • Lưu ý, khi làm nước màu theo cách này, bạn không nên khuấy nồi, chỉ có thể lắc nhẹ.

Thắng đường để tạo màu cho dầu hào chay

Bước 4: Nấu dầu hào chay

  • Cho nước nấu nấm vào nồi đường, bật lửa vừa, khuấy nhẹ hỗn hợp.
  • Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ, tiếp tục nấu trong 2-3 phút, tắt bếp.
  • Khi dầu hào nguội, vớt bớt lớp dầu bên trên là hoàn thành.

Cho nước nấm vào nước màu rồi nấu với lửa nhỏ

Bước 5: Thành phẩm

  • Dầu hào chay sau khi nấu có vị ngọt tự nhiên từ nấm.
  • Có thể dùng dầu hào chế biến các món rau xào giúp món ăn thêm độ bóng và dậy hương thơm.

Dầu hào chay làm từ nấm hương có hương thơm đặc trưng, màu sắc bắt mắt

Cách làm dầu hào chay từ nấm đông cô

Bên cạnh nấm hương, nấm đông cô cũng là nguyên liệu “thích hợp” để làm dầu hào. Nấm đông cô tạo cho dầu hào vị ngọt tự nhiên. Mặt khác, nhiều đạm, giàu khoáng chất, vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê…, dầu hào làm từ nấm đông cô giúp người dùng bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 30g nấm đông cô khô
  • 1g rong biển khô
  • 30ml nước tương
  • 30g đường
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • ½ trái chanh

Cách làm dầu hào chay nấm đông cô

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cho nấm đông cô vào ngâm với nước trong khoảng 10 phút, đợi nở mềm, rửa sạch lại với nước.
  • Dùng dao cắt nấm đông cô thành lát nhỏ.
  • Cho rong biển khô vào bát nước lớn ngâm cho rong biển nở mềm. Rửa rong biển nhiều lần với nước để sạch mùi tanh và bớt vị mặn.

Ngâm nấm đông cô nở mềm trước khi làm dầu hào

Bước 2: Nấu nấm đông cô

  • Cho 500ml nước, bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, cho nấm đông cô và rong biển vào cùng.
  • Đun cho đến khi nước sôi trở lại, điều chỉnh lửa nhỏ. Đun với lửa nhỏ trong vòng 30-40 phút.

Nấu nấm đông cô và rong biển

Bước 3: Nấu dầu hào chay

  • Dùng rây lược lấy phần nước vừa nấu.
  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Cho 30g đường vào cùng, nấu với lửa nhỏ để đường tan chảy và chuyển sang màu cánh vàng, khuấy đều.
  • Cho nước nấu nấm đông cô vào chảo, nấu với lửa nhỏ cho nước sệt lại.
  • Khuấy đều, dầu hào sệt lại thì có thể tắt bếp. Không nên nấu lâu quá sẽ làm dầu hào có vị đắng.
  • Sau khi tắt bếp, vẫn tiếp tục khuấy đều cho đến khi nào dầu hào trong lại.

Dầu hào chay sau khi nguội sẽ đặc sánh lại

Bước 4: Thành phẩm

  • Dầu hào khi nguội sẽ có độ sánh đặc, màu nâu đẹp mắt.
  • Bảo quản và sử dụng dần cho các món xào, kho.

Dầu hào làm từ nấm đông cô được dùng cho cả món chay và mặn

Bỏ túi lưu ý khi làm dầu hào chay tại nhà

Một số mẹo vặt khi làm dầu hào chay

Khi làm dầu hào chay tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Để dầu hào có độ đặc sệt hơn, bạn có thể hòa bột năng hoặc bột bắp với ít nước rồi cho vào nấu cùng.
  • Trong quá trình nấu, bạn cần canh lửa, tránh để lửa quá lớn làm ảnh hưởng đến hương vị của thành phẩm.
  • Với nấm hương và nấm đông cô đã nấu lấy nước, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để nấu canh.

Cách chọn nguyên liệu để làm dầu hào chay tại nhà

Chọn nguyên liệu chất lượng là một trong những bí quyết tạo hương vị đặc trưng cho dầu hào chay khi chế biến tại nhà. Cách chọn nấm khô để làm dầu hào chay:

  • Chọn nấm hương khô có màu vàng, nâu hoặc màu trắng, vàng đồng đều nhau. Tránh chọn nấm có màu không đều, đan xen các màu khác hoặc xuất hiện đốm đen, trắng vì có khả năng chúng đã để quá lâu hoặc bị ẩm mốc.
  • Dùng tay sờ vào bên ngoài nấm thấy đầy đặn thì nấm to, khi chế biến sẽ ngon hơn so với nấm nhỏ.
  • Bóp nhẹ nếu nấm bị vỡ vụn thì có nghĩa nấm quá khô sẽ ảnh hưởng đến hương vị. Do đó, nên chọn những cây nấm mà dùng tay bóp nhẹ không bị vỡ.

Cách bảo quản dầu hào chay

Cho dầu hào vào chai thủy tinh và dùng dần

Để bảo quản dầu hào chay, bạn chuẩn bị một chai thủy tinh, trụng qua với nước sôi, để ráo và lau sạch. Cho dầu hào chay vào chai thủy tinh và sử dụng dần. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể để dầu hào được trong vòng 1 tháng, còn nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian được kéo dài hơn. Khi bảo quản dầu hào chay, bạn cần chú ý, tránh để dầu hào quá gần bếp. Vì nhiệt độ cao sẽ làm dầu hào mất đi chất dinh dưỡng.

Hy vọng rằng, qua hướng dẫn chi tiết trên, bạn có thể biết được và ứng dụng thành công cách làm dầu hào chay. Từ đó, bạn có thể dùng để chế biến các món ăn hằng ngày thêm ngon miệng. Đặc biệt, dầu hào này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe, gia tăng hương vị bữa ăn mà còn thuận tiện vì chay mặn đều có thể sử dụng được.

Chúc bạn chế biến thành công!

7 Tháng 3, 2023 0 Bình luận
9 FacebookTwitterPinterestEmail
Dầu hào ăn chay được không
Gia vị

Giải Đáp Dầu Hào Là Gì? Dầu Hào Ăn Chay Được Không?

by Minh Tuệ 3 Tháng 3, 2023
Đăng bởi Minh Tuệ

Dầu hào là gì? Dầu hào ăn chay được không? Là những câu hỏi thường gặp khiến nhiều người bối rối khi chế biến món chay. Tất cả câu trả lời đều sẽ được “bật mí” trong các thông tin dưới đây.

Dầu hào là nước sốt dạng sệt, có màu nâu đẹp mắt và vị ngọt tự nhiên hấp dẫn. Sử dụng dầu hào trong chế biến món ăn sẽ giúp món ăn thêm bắt mắt và hương vị thơm ngon hơn. Xoay quanh về nguồn gốc xuất xứ, dầu hào nên tạo ra nhiều ý kiến liệu ăn chay có dùng dầu hào được không.

Dầu hào là gì?

Dầu hào là loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn. Dầu hào có nguồn gốc xuất xứ từ nền ẩm thực Trung Hoa. Theo nhiều tài liệu, dầu hào lần đầu xuất hiện vào năm 1888 bởi một người tên Lee Kam Sheung, sống ở làng Nam Thủy, Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.

Dầu hào làm từ gì? Trong một lần vô tình để quên nồi hàu trên bếp đang nấu chung với nước muối, nồi hàu có mùi khét nhưng có màu và hương vị rất ngon. Về sau, Lee Kam Sheung đã nghiên cứu sản xuất dầu hào. Từ đó, dầu hào thành nước xốt gia vị nổi tiếng.

Dầu hào là loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến

Dầu hào ăn chay được không?

Hiện nay, theo quy trình sản xuất công nghiệp, dầu hào được làm từ nước, muối, chất điều hương vị, hương hàu tổng hợp… Một số hãng sản xuất vẫn sử dụng hào tươi cùng các chất phụ gia khác để làm dầu hào. Cả hai dạng sản xuất dầu hào này đều không phù hợp với những người ăn chay.

Tuy nhiên, với 2 trường hợp cụ thể sau đây, người ăn chay vẫn được dùng dầu hào trong chế biến món chay:

  • Người ăn chay kỳ: Ăn chay kỳ là ăn chay một số ngày nhất định trong tháng. Với trường hợp này, đối với những ngày không ăn chay, người dùng vẫn có thể sử dụng dầu hào bình thường để tăng thêm hương vị của món ăn.
  • Dùng dầu hào ăn chay: Nhằm đáp ứng nhu cầu của người ăn chay, hiện nay trên thị trường có nhiều hãng sản xuất dùng các nguyên liệu thuần chay. Dầu hào chay làm từ gì? Dầu hào chay được làm từ nguyên liệu chính là nấm và các gia vị khác. Dầu hào ăn chay có màu sắc, hương vị tương tự như dầu hào thông thường. Tuy nhiên, người dùng cũng cần tìm hiểu kỹ càng thông tin để chọn được sản phẩm tốt, chất lượng, không chứa phụ gia, hóa chất độc hại. Đồng thời hiện nay để đảm bảo nguồn gốc thuần chay và chất lượng, có khá nhiều người tự làm dầu hào chay tại nhà.

Dầu hào chế biến từ con hàu không phù hợp với người ăn chay

Những sản phẩm nào có thể thay thế dầu hào?

Nhiều người ăn chay không thể dùng dầu hào và cũng lo ngại với những sản phẩm dầu hào chay trên thị trường đã tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm khác thay thế. Vậy sản phẩm nào có thể thay thế dầu hào trong chế biến món chay?

  • Mật mía: Mật mía là sản phẩm được khá nhiều người thay thế dầu hào. Mật mía thường được dùng để ướp thức ăn để làm dậy lên hương vị món ăn. Bên cạnh việc thuần chay, mật mía còn chứa nhiều năng lượng, bổ sung dưỡng chất rất tốt cho người ăn chay.
  • Dầu olive (dầu oliu): Dầu oliu vừa có thể dùng ướp nguyên liệu vừa dùng để nêm nếm món ăn. Không chỉ vậy, dầu olive cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Giải đáp những thắc mắc về dầu hào?

Dầu hào ăn có tốt không? Thực tế, dầu hào chứ nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bởi dầu hào chiết xuất từ con hàu cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như A, B, C, E cũng như các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho da và sức khỏe.

Dầu hào bao nhiêu calo? Trong 100g dầu hào chỉ chứa có 50.9 calo. Đây là mức calo khá thấp do đó, không như nhiều người nghĩ dầu hào làm từ động vật sẽ khiến cơ thể bị béo. Đây cũng chính là lời giải đáp dành cho những ai còn băn khoăn ăn dầu hào có béo không.

Dầu hào có ăn sống được không? Dầu hào trong quá trình sản xuất từ các nguyên liệu đều đã trải qua các bước chế xuất nghiêm ngặt, kỹ lưỡng. Do đó, dầu hào hoàn toàn có thể được sử dụng để ăn sống. Vì thế, bên cạnh các món xào nấu, bạn cũng có thể dùng dầu hào trong các món salad, làm nước chấm của sushi hoặc các món luộc.

Dầu hào có phải là nước tương không? Đây cũng là băn khoăn thường gặp của nhiều người. Thực tế, dầu hào không phải nước tương. Về thành phần, dầu hào được làm từ các nguyên liệu như hàu, muối, nước… Còn nước tương được làm từ đậu nành lên men tự nhiên. Về hình thức, dầu hào có màu nâu sẫm, đặc sánh. Trong khi đó, nước tương có màu đen và lỏng hơn.

Dầu hào ăn không bị béo

3 lưu ý khi chọn mua dầu hào chay

Khi mua dầu hào chay, bạn cần bỏ túi 3 lưu ý nhỏ sau:

  • Nên ưu tiên chọn loại dầu hào chất lượng an toàn của các thương hiệu lớn. Vì những sản phẩm của thương hiệu lớn đều được kiểm chứng rõ ràng, nghiêm ngặt.
  • Tham khảo thông tin thành phần để chắc chắn chọn đúng sản phẩm dầu hào dành cho người ăn chay.
  • Kiểm tra thông tin hạn sử dụng để đảm bảo tránh các trường hợp ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các loại dầu hào chay

Nếu đang quan tâm đến dầu hào chay nhưng chưa biết chọn sản phẩm nào, bạn có thể tham khảo một số thương hiệu sau:

Dầu hào chay Cholimex

Dầu hào cholimex ăn chay được không? Câu trả lời là có, bởi thương hiệu Cholimex có sản phẩm dầu hào thuần chay thanh khiết. Loại dầu hào này được chiết xuất từ nấm hương cô đặc thành nước xốt có màu đen tuyền óng ánh. Không chỉ giúp những người ăn chay an tâm sử dụng mà dầu hào chay Cholimex còn giúp món ăn thêm thơm ngon.

Dầu hào cholimex được nhiều người lựa chọn

Dầu hào chay Maggi

Cũng tương tự, nhiều người thắc mắc dầu hào Maggi ăn chay được không. Dầu hào chay Maggi được làm từ nấm hương, được đánh giá cao về chất lượng và khá nhiều người yêu thích. Vì được chế biến từ những nguyên liệu thuần chay nên người ăn mặn hoặc ăn chay đều dùng được.

Dầu hào Maggi được làm từ nấm hương phù hợp với người ăn chay

Dầu hào Lee Kum Kee

Dầu hào Lee Kum Lee được nhập khẩu từ Malaysia. Loại dầu hào này cũng được làm từ nấm rơm, đậu nành, lúa mì nên phù hợp với người ăn chay. Sử dụng dầu hào giúp món ăn cân bằng được vị ngọt, mặn từ đó bạn sẽ thêm ngon miệng hơn.

Dầu hào Lee Kum Lee được nhập khẩu từ Malaysia

Dầu hào chay Âu Lạc

Dầu hào chay Âu Lạc cũng là một sản phẩm được nhiều người lựa chọn. Dầu hào chay Âu Lạc được chiết xuất từ nấm hương nên có hương vị ngọt tự nhiên, hấp dẫn. Người dùng có thể sử dụng cho các món xào, kho cũng đều được.

Dầu hào chay Âu Lạc giúp món ăn thêm đậm đà

Chắc rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có được giải đáp cho câu hỏi dầu hào ăn chay được không. Hy vọng bạn có thể chọn được sản phẩm phù hợp để có được những mâm cơm chay bắt mắt, thơm ngon chiêu đãi cả nhà.

3 Tháng 3, 2023 0 Bình luận
8 FacebookTwitterPinterestEmail
Góc thiện nguyện

2022: Nhìn Lại Hành Trình Cố Gắng Sống Tử Tế Mỗi Ngày

by Minh Tuệ 27 Tháng 1, 2023
Đăng bởi Minh Tuệ

Ba hay nói: “Không có ngày tốt ngày xấu, cố gắng sống tử tế mỗi ngày, mọi ngày đều ý nghĩa”.

Hành trình tử tế 2022 của mình bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ bé thường nhật. Từ cái việc sẵn sàng tham gia các chuyến thiện nguyện, mở lòng chia sẻ với những người mình gặp.

Nhớ ngày Thủ Đức (TP.HCM) mưa lớn, nước ngập cả bánh xe, mình vẫn cùng các anh chị trong công ty vượt những cung đường để trao phần quà nhỏ trong đêm đến tay người vô gia cư trong thành phố.

Nhớ hai ngày liên tiếp mình cùng anh em vào bệnh viện Nhi Đồng 2. Nơi đó có tiếng khóc trong cơn đơn xen lẫn tiếng cười giòn tan của các em. Ẳm em nhỏ chạy vòng vòng, nhìn thấy ánh mắt trong veo dưới nắng, mình vừa thương vừa cảm mến nghị lực của các em cùng cha mẹ.

Nhớ cái hôm mình rủ mọi người tham gia hiến máu, vài anh chị hưởng ứng rồi thành hoạt động “cấp” công ty. Nhưng cũng buồn hôm đó, mình không đủ điều kiện để cùng các anh chị trao những giọt máu hồng.

Nhớ hôm mình cùng team đi về mái ấm Mây Ngàn (Tây Ninh) gửi tặng các em ít sữa, gạo, chi phí sinh hoạt, thấy nụ cười hồn nhiên, bất giác ai cũng mỉm cười.  

Nhớ hằng tháng mình cùng đứa bạn gửi một ít tấm lòng đến đoàn thiện nguyện đưa các bệnh nhân bệnh viện ung bướu về chùa Hoằng Pháp. Mình luôn tin rằng, những người bệnh sẽ tìm được chút bình yên trong lòng qua những chuyến đi đó, có thêm sức mạnh bước tiếp chặng đường ngày mai rồi ngày mai, ngày mai nữa.

Nhớ cả mấy lần mình rủ bạn bè cùng gom quần áo cũ gửi lên vùng núi. Mọi người gửi nhiều lắm, chạy đôn chạy đáo, ấy vậy mà vui.

Trở thành người tử tế thật sự không dễ dàng. Những việc mình làm cũng chẳng to tát, lớn lao hay đáng kể công gì. Cũng chẳng mong ai đó hay vũ trụ đáp trả điều gì xứng đáng. Bởi điều mình nhận được còn đáng quý hơn rất nhiều, đó chính là việc nhận ra tình yêu và nụ cười luôn hiện diện trong cuộc sống theo từng bước chân của chúng ta. Chỉ là đôi khi, nụ cười tạm lắng đâu đó trong lòng, phủ lên mình những “lớp bụi” mờ mịt của lo toan, suy tư, khó khăn.

Tử tế không chỉ là làm việc tốt mà còn là lan tỏa năng lượng, tình yêu, sự đồng cảm giữa người với người. Luôn hành động tử tế trong khả năng hiện tại và theo cách riêng của mình, đầy ý nghĩa.

Thật may vì trong những lúc cảm thấy cuộc sống “nhạt”, dường như mọi thứ không như ý muốn, mình không e ngại khởi đầu và tiếp tục hành trình tử tế. Mình thực sự hạnh phúc và có thêm rất nhiều sức mạnh khi lắng nghe những câu chuyện rất đời của mọi người.

Mình biết có rất nhiều người vẫn đang hành động thầm lặng và cũng có rất nhiều người nuôi thiện ý trong lòng. Rất mong chúng ta sẽ cùng giữ thiện ý, chuyển thành hoạt động thiện nguyện thiết thực, lan tỏa năng lượng yêu thương, để nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của nhiều người hơn nữa.

Hành trình 2023 tiếp tục với những câu chuyện tử tế tiếp nối!

27 Tháng 1, 2023 0 Bình luận
5 FacebookTwitterPinterestEmail
Món chay dễ làm

Cách Nấu Canh Khổ Qua Nhồi Thịt Chay Thanh Mát, Thơm Ngon Ngày Tết

by Minh Tuệ 5 Tháng 1, 2023
Đăng bởi Minh Tuệ

Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt chay sẽ giúp bạn có được món ăn thơm ngon, thanh mát ngày Tết. Cùng Ăn Chay Sống Khỏe vào bếp thực hiện ngay món canh đơn giản, không hề bị đắng với khổ qua nhé!

Ý nghĩa canh khổ qua nhồi thịt ngày Tết

Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn quen thuộc trong ngày Tết của người miền Nam. Món ăn này thanh mát, hương vị thơm ngon, mang nhiều ý nghĩa. Người Việt tin rằng, đúng như cái tên khổ qua, dùng món ăn này trong ngày đầu năm sẽ giúp mọi điều khó khăn, khổ đau đều qua đi. Tất cả đều nhường chỗ cho may mắn, những điều vui vẻ cho năm mới. Chính vì vậy, món canh khổ qua thể hiện niềm hy vọng khởi đầu năm mới tốt lành.

Lợi ích của canh khổ qua

Không chỉ xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết, canh khổ qua còn được dùng khá phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình. Bởi món canh này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng, có rất nhiều vitamin C. Do đó, khổ qua có tác dụng phòng ngừa các bệnh xuất huyết, xơ vữa động mạch, bảo vệ màng tế bào, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng và chức năng tim… Bên cạnh đó, hàm lượng glycoside có trong khổ qua còn giúp làm giảm lượng đường trong máu nên rất tốt cho những người bị tiểu đường. Theo Đông y, khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng…

Canh khổ qua nhồi đậu hủ chay

Nguyên liệu

  • 500g khổ qua
  • 200g đậu hũ
  • 20g nấm mèo
  • 50g cà rốt
  • 10g hành lá
  • 10g ngò rí
  • Gia vị: Đường, muối, hạt nêm chay, tiêu…

Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Dùng dao mũi nhọn cắt theo chiều dọc trái khổ qua 1 đường. Dùng muỗng nạo bỏ phần ruột bên trong của trái khổ qua. Ở bước này, bạn có thể để nguyên trái hoặc cắt khổ qua thành từng khúc ngắn.
  • Ngâm khổ qua trong âu nước muối pha loãng khoảng 10 phút để giảm bớt vị đắng, rửa sạch, để trên rổ cho ráo nước.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, cắt sợi rồi băm nhỏ. Ngâm nấm mèo với nước ấm đợi nở mềm, cắt bỏ phần gốc, cắt chỉ rồi băm nhỏ nấm mèo.
  • Nhặt, rửa sạch hành lá, ngò rì, cắt đầu hành để riêng. Cắt nhuyễn phần lá của hành và ngò rí.

nạo ruột khổ qua nấu canh

Dùng muỗng nạo sạch phần ruột bên trong trái khổ qua (Ảnh: Internet)

Bước 2: Làm phần nhân

  • Cho đậu hũ trắng vào bát lớn, dùng muỗng nghiền nát.
  • Cho cà rốt, nấm mèo băm nhỏ, ½ phần hành lá, ngò rí cắt nhuyễn vào cùng.
  • Để phần nhân thêm đậm đà, nêm thêm ½ muỗng canh hạt nêm chay, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng muỗng cà phê tiêu xay, trộn đều, ướp trong vòng 10 phút.

trộn nhân chay nấu canh khổ qua

Trộn đều các nguyên liệu làm phần nhân nhồi khổ qua nấu canh (Ảnh: Internet)

Bước 3: Nhồi nhân

  • Cho lượng nhân vừa đủ vào phần ruột rỗng của khổ qua.
  • Dùng tay ấn nhẹ để phần nhân được chặt, khi nấu sẽ không bị bung ra ngoài.

Nhồi đậu hũ vào khổ qua

Nhồi phần nhân vào ruột trái khổ qua (Ảnh: Internet)

Bước 4: Nấu canh khổ qua chay đậu hủ

  • Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi. Nước sôi cho ½ muỗng cà phê muối vào nồi nước.
  • Cho khổ qua đã nhồi nhân vào nồi, nấu trong vòng 20 phút.
  • Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
  • Cho phần hành lá, ngò rí cắt nhuyễn còn lại vào nồi canh, tắt bếp.

nấu canh khổ qua chay

Hầm canh khổ qua nhồi đậu hũ chay trong 20 phút (Ảnh: Internet)

Bước 5: Thành phẩm

  • Múc canh khổ qua ra bát, thưởng thức ngay khi còn nóng kèm cơm.
  • Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị đắng nhẹ, khổ qua chín mềm mà vẫn giữ được độ giòn. Phần nhân bên trong mềm, thấm vị.

thành phẩm canh khổ qua

Hoàn thành cách nấu canh khổ qua nhồi chay nhanh chóng (Ảnh: Internet)

Cách nấu canh khổ qua chay ngon với tàu hũ ky

Nguyên liệu

  • 600g khổ qua
  • 5g tàu hũ ky
  • 50g bún tàu
  • 100g đậu hũ
  • 1 củ cà rốt
  • 10g nấm mèo
  • Vài cọng hành lá
  • Gia vị: Muối, hạt nêm chay, tiêu, bột ngọt, dầu ăn…

Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt chay đơn giản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm khổ qua với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút. Vớt khổ qua ra ngoài, dùng dao cắt theo chiều dọc 1 đường rồi loại bỏ phần ruột.
  • Ngâm bún tàu với nước trong khoảng 15 phút, vớt ra ngoài, cắt thành khúc ngắn khoảng 1-3 cm.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, rửa sạch, bào sợi rồi cắt nhuyễn.
  • Ngâm nấm mèo với nước, đợi nở mềm rồi rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Nhặt, rửa sạch hành lá, cắt nhuyễn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho tàu hũ ky vào chiên vàng giòn. Lấy tàu hũ ky ra ngoài, đợi nguội rồi bóp nhuyễn.
  • Cho đậu hũ vào chảo dầu chiên vàng rồi vớt ra ngoài, đợi nguội, nghiền nát.

sơ chế khổ qua nấu canh

Ngâm khổ qua với nước muối pha loãng rồi loại bỏ phần ruột (Ảnh: Internet)

Bước 2: Trộn nhân nhồi khổ qua

  • Cho tất cả nguyên liệu nấm mèo, cà rốt, đậu hũ, tàu hũ ky, bún tàu, ½ phần hành lá vào tô lớn.
  • Nêm thêm gia vị gồm ½ muỗng canh hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu xay, trộn đều.

trộn nhân chay nhồi khổ qua

Trộn đều các nguyên liệu làm nhân nhồi khổ qua và ướp cùng gia vị (Ảnh: Internet)

Bước 3: Nhồi nhân

  • Đeo găng tay hoặc dùng muỗng nhồi phần nhân vào trái khổ qua.
  • Ấn chặt để phần nhân không bị bung ra trong quá trình nấu.

nhồi nhân chay nấu canh khổ qua

Lần lượt nhồi hết phần nhân vào khổ qua (Ảnh: Internet)

Bước 4: Nấu canh khổ qua chay

  • Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi.
  • Cho khổ qua vào nồi, nấu trong vòng 20 phút.
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, cho phần hành lá cắt nhuyễn vào nồi canh.

hầm canh khổ qua nhồi thịt chay

Hầm canh khổ qua nhồi thịt chay (Ảnh: Internet)

Bước 5: Thành phẩm

  • Múc nước canh ra bát, gắp khổ qua ra cùng và thưởng thức ngay khi còn nóng.
  • Để ngon miệng hơn, bạn nên chuẩn bị thêm bát nước chấm.

canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt chay có hương vị thanh mát (Ảnh: Internet)

Cách nấu canh khổ qua nấm rơm chay

Nguyên liệu

  • 3 trái khổ qua
  • 2 miếng đậu hũ (đã chiên vàng)
  • 100g nấm rơm
  • 100g nấm hương
  • 1 cọng hành boa rô
  • 1 nhánh gừng (đã cắt sợi)
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm chay, dầu ăn, tiêu xay…

Cách làm canh khổ qua chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm khổ qua với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Vớt khổ qua ra ngoài, cắt thành khúc ngắn rồi dùng muỗng loại bỏ phần ruột bên trong.
  • Dùng muỗng nghiền nát 2 miếng đậu hũ chiên.
  • Ngâm nấm rơm, nấm hương với nước muối pha loãng. Sau đó, vớt ra ngoài, cắt lát mỏng rồi băm nhỏ. Lưu ý để lại ½ số nấm hương dùng để bổ đôi theo chiều dọc.
  • Rửa sạch hành boa rô, băm nhỏ.

Băm nấm làm nhân nhồi khổ qua

Băm nhỏ nấm hương để làm phần nhân nhồi khổ qua (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nhồi phần nhân

  • Bắc chảo lên bếp, cho ½ muỗng canh dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng, cho hành boa rô vào phi thơm.
  • Cho nấm rơm, nấm bào ngư, đậu hũ vào xào. Nêm thêm ít hạt nêm chay, tiêu xay, đường vào đảo đều.
  • Tắt bếp, đợi phần nhân nguội bớt rồi dùng muỗng lấy phần vừa đủ cho vào ruột rỗng của trái khổ qua.

phi hành boa rô

Phi hành boa rô để phần nhân thêm bắt hương thơm ngon (Ảnh: Internet)

Bước 3: Nấu canh

  • Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước sôi, cho từng khúc khổ qua, vài sợi gừng và phần nấm hương còn lại vào cùng.
  • Hầm trong vòng khoảng 20 phút để khổ qua chín, nêm nếm lại gia vị cho hợp khẩu vị.

Hầm canh khổ qua chay

Hầm khổ qua chín rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn (Ảnh: Internet)

Bước 4: Thành phẩm

  • Thêm chút tiêu xay để món canh dậy hương thơm.
  • Múc canh ra bát và thưởng thức cùng cả nhà.

canh khổ qua nhồi nấm

Bát canh khổ qua nhồi thịt chay thơm ngon, bắt cơm (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý trong cách nấu món canh khổ qua chay

Cách chọn khổ qua

  • Nên chọn những trái khổ qua có kích thước vừa phải, hình dáng thon.
  • Ưu tiên chọn những trái mà vỏ có nhiều gân nhỏ.
  • Không nên chọn những trái khổ qua màu xanh đậm, phần giữa phình to, da láng.
  • Khổ qua ngon là loại có màu xanh nhạt tươi, vì chúng ít vị đắng, thịt vẫn giòn, chứa nhiều dinh dưỡng.

Mẹo khử bớt vị đắng của khổ qua

  • Dùng muỗng cạo sạch lớp vỏ trắng bên trong ruột để giảm bớt vị đắng.
  • Nên ngâm khổ qua với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút.
  • Có thể chần sơ khổ qua với nước nóng (khoảng 80 độ C) rồi rửa lại với nước lạnh, để ráo, sau đó nhồi nhân.

Lưu ý trong quá trình nấu

  • Có thể để nguyên trái khổ qua hoặc cắt thành từng khúc ngắn để dễ loại bỏ ruột và nhồi nhân hơn.
  • Nếu để nguyên trái, bạn có thể chần sơ cọng hành với nước nóng rồi buộc bên ngoài khổ qua. Như vậy sẽ giúp phần nhân bên trong không bị bung ra ngoài trong quá trình nấu.

3 cách nấu canh khổ qua nhồi thịt chay trên đều khá đơn giản phải không nào? Hy vọng rằng, bạn đã có thể tự tin vào bếp thực hiện bát canh thanh mát, thơm ngon dọn trên mâm cỗ ngày Tết. Chúc bạn thành công với món canh khổ qua chay để thể hiện ước nguyện bình an đón năm mới nhé.

5 Tháng 1, 2023 0 Bình luận
14 FacebookTwitterPinterestEmail
cách làm thịt kho tàu chay
Món chay dễ làm

Cách Làm Thịt Kho Tàu Chay Đúng Kiểu Nam Bộ Chuẩn Vị Ngày Tết

by Minh Tuệ 30 Tháng 12, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Cách làm thịt kho tàu chay sẽ giúp các bà nội trợ hoàn thành mâm cơm ngày Tết thêm trọn vẹn hương vị. Chắc chắn, món ăn không chỉ làm đa dạng thực đơn mà còn khiến cả nhà mê mẩn. Bạn đã sẵn sàng khám phá.

Thịt kho tàu (hay còn được gọi là thịt kho trứng) là món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cơm dịp Tết ở miền Nam nước ta. Trứng khi kho được giữ nguyên cả quả mang ý nghĩa cầu mong một năm mới trọn vẹn, đầy đủ cho gia chủ. Món ăn này cũng đem lại không khí hòa thuận, sum vầy, năm mới thuận lợi. Đối với ẩm thực chay, thịt kho tàu cũng được biến tấu vô cùng khéo léo đảm bảo hương vị thơm ngon. Nếu bạn chưa biết cách làm món ăn truyền thống này, cùng khám phá ngay để sẵn sàng đón Tết đến nhé.

Cách làm thịt kho tàu chay đơn giản

Nguyên liệu

  • 100g cà pháo
  • 4 miếng sườn non chay
  • 3 muỗng canh bột gạo
  • 1 muỗng cà phê bột năng
  • 1 ổ bánh mì
  • 80ml sữa tươi không đường
  • 1 nhánh hành boa rô băm nhỏ
  • 100ml nước dừa tươi
  • Gia vị: Nước tương, muối, bột ngọt, đường…

Cách làm món thịt kho tàu chay chi tiết

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt đôi ổ bánh mì không theo chiều dọc, sau đó loại bỏ hết phần ruột bánh, cán dẹp bánh.
  • Trộn bột gạo, bột năng với 80ml sữa tươi không đường, ½ muỗng cà phê muối. Khuấy đều cho đến khi các hỗn hợp bột mịn, không bị vón cục.
  • Cho hỗn hợp bột vào nồi, bắc lên bếp đun nóng, cho vào hỗn hợp ½ muỗng cà phê dầu ăn. Dùng đũa khuấy đều cho đến khi bột đặc sệt lại.

nấu bột làm thịt ba rọi chay

Nấu bột để làm thịt ba rọi chay (Ảnh: Internet)

Bước 2: Tạo hình thịt

  • Dùng muỗng quét lớp bột vừa nấu lên bề mặt trong ruột của bánh mì, cho miếng sườn non chay lên trên, ép chặt.
  • Làm tương tự, quét thêm lớp bột lên trên miếng sườn chay non, cho thêm lớp miếng sườn non chay lên trên.
  • Dùng giấy bạc quấn chặt miếng thịt vừa được tạo hình.

tạo hình miếng thịt chay

Tạo hình miếng thịt ba rọi chay (Ảnh: Internet)

Bước 3: Hấp thịt

  • Đặt miếng thịt đã được gói chặt vào xửng, bắc nồi lên bếp hấp trong vòng 10 phút.
  • Sau khi hấp chín, lấy miếng thịt ra ngoài, đợi nguội bớt, mở lớp giấy bạc, cắt thịt thành từng lát dày bằng nhau.

Cắt thịt ba rọi chay

Cắt thịt ba rọi chay thành miếng dày (Ảnh: Internet)

Bước 4: Kho thịt

  • Bắc nồi lên bếp, thêm 1 muỗng dầu ăn rồi cho hành boa rô vào phi thơm. Cho thịt ba rọi vừa cắ thành miếng vào chiên.
  • Cho thêm 1 muỗng nước tương, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt vào kho cùng.
  • Cho 100ml nước dừa vào nồi, cho cà pháo vào nồi, tiếp tục kho. Nêm nếm lại gia vị cho đậm đà rồi kho cho đến khi nước trong nồi sệt lại thì tắt bếp.

kho thịt ba rọi chay

Kho thịt kho tàu chay cho thấm vị (Ảnh: Internet)

Bước 5: Thành phẩm

  • Thịt kho tàu khi chín sẽ có màu đẹp mắt, miếng thịt ba rọi chay mềm, cà pháo giòn.
  • Thưởng thức cùng cơm nóng, bạn sẽ cảm nhận được nước kho béo, đậm đà cực ngon miệng.

Cách làm thịt kho tàu chay

Nguyên liệu

  • 10 miếng đậu phụ
  • 1 quả bí đao
  • 3 củ cải trắng
  • 100ml nước dừa tươi
  • 1 quả chanh
  • Dây lạt buộc (hoặc cọng hành)
  • Gia vị: Đường, muối, bột ngọt, dầu ăn, nước tương

Cách nấu thịt kho tàu chay từ bí đao

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa nhẹ đậu phụ với nước, cắt đôi rồi chiên vàng đều các mặt.
  • Gọt vỏ trái bí đao, cắt thành miếng vuông hình quân cờ, rửa sạch, để ráo. Chiên bí đao với dầu cho xám vàng phần bên ngoài.
  • Gọt vỏ củ cải, rửa sạch với nước, cắt miếng vuông hình quân cờ, chần sơ qua với nước sôi.

nguyên liệu làm thịt kho tàu chay

Sơ chế các nguyên liệu bí đao, đậu phụ, củ cải trắng để làm thịt ba rọi chay (Ảnh: Internet)

Bước 2: Tạo hình miếng thịt ba rọi chay

  • Đặt miếng bí lên mặt phẳng sạch như thớt, để mặt vỏ xuống dưới để làm lớp da. Cho đậu phụ lên trên làm thịt, đặt tiếp củ cải trắng lên để làm phần mỡ. Đặt thêm miếng đậu phụ lên trên, dùng dây lạt buộc hình chữ thập để cố định miếng thịt.
  • Nhúng miếng thịt vừa tạo hình vào bát nước tương để ngấm vị và có màu đẹp mắt.

cột thịt ba rọi chay

Dùng dây cố định các nguyên liệu tạo hình miếng thịt (Ảnh: Internet)

Bước 3: Kho thịt

  • Bắc nồi lên bếp, cho muỗng dầu ăn vào đun nóng. Cho nước dừa tươi, nước tương vào nồi, nêm thêm 2 muỗng đường, 1 muỗng đường, 2 muỗng nước cốt chanh vào, khuấy đều và đun cho đến khi cạn bớt.
  • Cho miếng thịt vào nồi, kho với lửa nhỏ trong vòng khoảng 30 phút để nguyên liệu thấm gia vị và chín mềm.

kho thịt kho tàu chay

Kho thịt ba rọi chay vừa buộc cho thấm gia vị (Ảnh: Internet)

Bước 4: Thành phẩm

  • Khi thịt kho thấm vị, tắt bếp, cho ra bát và thưởng thức cùng cơm nóng.
  • Từng miếng bí đao, đậu phụ, củ cải đậm đà, mềm ngon để lại ấn tượng khó phai khi vừa chạm đầu lưỡi.

thịt kho tàu chay

Thịt kho tàu chay có màu sắc bắt mắt cực bắt cơm (Ảnh: Internet)

Như vậy, với 2 cách làm đơn giản trên, chúng ta đã có được đĩa thịt kho tàu chay đậm đà đón Tết. Chắn chắn, với cách làm thịt kho tàu chay này, bạn sẽ có được món ăn thanh mát, bổ dưỡng làm đa dạng mâm cơm gia đình những ngày đầu năm.

Vừa ngon miệng, vừa đảm bảo trọn vị Tết lại hoàn toàn không ngán, bạn đừng bỏ qua nhé!

30 Tháng 12, 2022 0 Bình luận
9 FacebookTwitterPinterestEmail
Cách làm chả lụa chay
Món chay dễ làm

Tiết Lộ 7 Cách Làm Chả Lụa Chay Siêu Đơn Giản, Siêu Ngon Ăn Tết

by Minh Tuệ 16 Tháng 12, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Với cách làm chả lụa chay đơn giản, bạn đã có thể “hô biến” những miếng tàu hũ ky, nấm bào ngư, đậu xanh… thành khúc chả thơm ngon. Ngày Tết đang cận kề, đừng bỏ qua món chả chay thơm ngon, dinh dưỡng, vệ sinh đãi cả nhà nhé.

Cách làm chả lụa chay từ tàu hũ ky xay nhuyễn

Nguyên liệu

  • 1kg tàu hũ ky tươi
  • Gia vị: Muối, bột ngọt, tiêu xay
  • Dụng cụ: Màng bọc nilong, máy xay, xửng hấp, khuôn.

Cách làm chả lụa chay từ tàu hũ ky đơn giản

Sơ chế tàu hũ ky

  • Rửa sạch tàu hũ ky, vớt ra để ráo.
  • Dùng dao (hoặc kéo) cắt nhỏ tàu hũ ky, cho vào một âu lớn.

Cắt tàu hũ ky

Cắt tàu hũ ky thành từng miếng nhỏ (Ảnh: Internet)

Ướp và xay tàu hũ ky

  • Nêm gia vị vào tàu hũ ky bằng 1.5 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu xay. Để chả lụa chay thêm đậm đà, bạn trộn thật đều và ướp trong vòng khoảng 20 phút.
  • Cho tàu hũ ky vào máy xay, xay thật mịn. Bạn có thể chia tàu hũ ky thành từng phần nhỏ để dễ dàng xay hơn.

xay tàu hũ ky

Xay tàu hũ ky và ướp gia vị để chả lụa chay có hương vị đậm đà hơn (Ảnh: Internet)

Gói chả lụa chay

  • Cách làm chả lụa chay không cần lá chuối, bạn trải màng bọc nilong bên trong khuôn, cho tàu hũ ky xay vào. Nén thật chặt tay, cuộn chả, dùng dây buộc cố định. Lưu ý, càng nén chặt tay thì chả càng dai ngon hơn.

Gói chả lụa chay không cần lá chuối

Cách làm chả lụa chay không cần lá chuối khá đơn giản (Ảnh: Internet)

Hấp chả lụa chay

  • Bắc xửng lên bếp, cho 1 lượng nước bằng 1/3 nồi.
  • Đun nước sôi, cho chả vào hấp khoảng 15-20 phút.

gói hấp chả lụa chay

Nén chặt rồi lấy chả đi hấp trong vòng 20 phút là chín (Ảnh: Internet)

Thành phẩm

  • Sau khi vớt chả ra ngoài, đợi nguội, cắt lát mỏng vừa ăn.
  • Chả lụa chay làm bằng tàu hũ ky xay nhuyễn sẽ có bề mặt mịn, miếng chả dai, gia vị vừa ăn. Để ngon miệng hơn, bạn có thể thưởng thức kèm với một chén nước chấm.

chả lụa chay

Chả lụa chay làm bằng tàu hũ ky xay nhuyễn có bề mặt mịn, dai ngon (Ảnh: Internet)

Cách làm chả lụa chay từ tàu hũ ky tươi

Nguyên liệu

  • 200g tàu hũ ky tươi
  • 1 tàu lá chuối
  • 3 nhánh hành boa rô
  • Gia vị: Dầu ăn, tiêu xay, hạt nêm, đường.

Cách làm chả lụa chay tại nhà đơn giản

Sơ chế tàu hũ ky

  • Rửa sạch tàu hũ ky mua về với nước, cho vào nồi nước bắc lên bếp luộc khoảng 3 phút.
  • Vớt tàu hũ ky ra ngoài, đợi nguội bớt rồi vắt cho thật sự ráo nước.

rửa tàu hũ ky

Rửa sạch, ngâm tàu hũ ky với nước (Ảnh: Internet)

Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Rửa sạch hành boa rô, cắt nhuyễn đầu hành trắng.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo đun nóng. Cho hành boa rô vào phi thơm, vớt hành ra ngoài.
  • Cắt lấy phần lá chuối, bỏ phần cọng ở giữa. Rửa sạch lá chuối, dùng khăn sạch, lau khô lá chuối.

phi hành boa rô

Phi hành boa rô tạo hương thơm cho món chả lụa chay (Ảnh: Internet)

Ướp tàu hũ ky

  • Xé tàu hũ ky thành sợi nhỏ.
  • Nêm vào tàu hũ ky 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay, dầu ăn và hành boa rô đã phi. Trộn đều, ướp tàu hũ ky trong khoảng 15 phút để món chả thêm đậm đà.

Ướp tàu hũ ky tươi làm chả lụa chay

Ướp tàu hũ ky với gia vị trong vòng 15 phút để thành phẩm thêm đậm đà (Ảnh: Internet)

Gói chả

  • Trải lá chuối lên bề mặt phẳng, cho tàu hũ ky đã ướp vào một góc lá chuối.
  • Cuộn tròn lá chuối, bẻ gập 2 đầu kín rồi dùng dây buộc chặt. Lưu ý, vừa cuộn vừa nén thật chặt tay.

Gói chả lụa chay

Gói và buộc chặt tay để chả lụa chay thêm dai, ngon hơn (Ảnh: Internet)

Hấp chả

  • Bắc nồi nước lên bếp, đặt xửng lên trên. Đợi nước sôi, đặt chả lụa chay vào hấp trong vòng khoảng 40 phút.

Hấp chả lụa chay

Hấp chả lụa chay trong vòng 40 phút (Ảnh: Internet)

Thành phẩm

  • Chả lụa chay được làm từ tàu hũ ky tươi dai dai, có độ giòn giòn ngon miệng.
  • Với món chả này, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng xào, kho cũng đều ngon.

chả lụa chay làm từ tàu hũ ky tươi

Cách làm chả lụa chay từ tàu hũ ky tươi khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng (Ảnh: Internet)

Cách làm chả lụa chay bằng tàu hũ ky khô

Nguyên liệu

  • 1kg tàu hũ ky khô
  • 2 cọng hành boa rô
  • 2 trái ớt hiểm xanh
  • Lá chuối, dây lạt
  • Gia vị: Đường, muối, bột ngọt, dầu ăn, tiêu xay, tiêu hạt

Cách làm chả lụa chay bằng tàu hủ ky khô đơn giản

Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm tàu hũ ky khô với nước khoảng 15 phút để nở mềm, vớt ra rổ để cho ráo nước.
  • Dùng tay xé hoặc dao cắt tàu hũ ky thành miếng nhỏ.

cắt nhỏ tàu hũ ky

Cắt tàu hũ ky thành miếng nhỏ để làm chả lụa chay (Ảnh: Internet)

Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Nhặt bỏ cuống ớt, rửa sạch.
  • Rửa sạch hành boa rô, cắt nhuyễn phần đầu trắng.
  • Phơi lá chuối cho hơi héo, lau bằng khăn sạch, cắt thành từng miếng.
  • Bắc nồi lên bếp, cho thêm muỗng dầu ăn, dầu nóng cho hành boa rô vào phi thơm.

phơi lá chuối

Phơi lá chuối hơi héo để mềm dễ gói hơn (Ảnh: Internet)

Ướp và xào tàu hũ ky

  • Cho tàu hũ ky vào âu lớn, cho hành boa rô phi, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng cang muối, trộn đều và ướp trong khoảng 30 phút.
  • Sau thời gian ướp, bắc chảo lên bếp, cho tàu hũ ky vào xào với lửa vừa cho đến khi tàu hũ ky săn lại và khô nước.
  • Cho thêm vào tàu hũ ky 2 muỗng tiêu xay và 1 muỗng tiêu hạt để tăng thêm hương vị của món chả.

dùng tiêu tăng thêm hương vị món chả lụa chay

Cho tiêu để món chả lụa chay thêm kích thích vị giác (Ảnh: Internet)

Gói và hấp chả

  • Xếp chồng 2 miếng lá chuối lên nhau, cho tầm 2 muỗng lớn tàu hũ ky lên, dàn đều theo đường dài.
  • Cho thêm vài lát ớt xiêm vào giữa.
  • Cầm 2 mép lá chuối, úp vào nhau rồi cuộn, gói lại, dùng lạt cố định ở giữa.
  • Gấp mép 1 đầu, dựng đứng khúc chả, dùng muỗng ép chặt phần tàu hũ ky bên trong.
  • Gấp phần mép còn lại, buộc thật chặt.
  • Bắc nồi nước lên bếp, đặt xửng hấp vào. Khi nước sôi, đặt chả vào hấp khoảng 2 tiếng.

cuộn gói chả lụa chay

Cuộn lá chuối gói chả lụa chay (Ảnh: Internet)

Thành phẩm

  • Đợi chả nguội bớt, cắt chả thành miếng vừa ăn, bày ra đĩa để cả nhà cùng thưởng thức.
  • Chả lụa chay làm bằng tàu hũ ky khô có được độ mềm, dai, vị cay từ ớt xiêm và tiêu thơm nồng kích thích vị giác người ăn.

chả lụa làm bằng tàu hũ ky tươi

Chả lụa chay làm từ tàu hũ ky có tiêu kích thích vị giác người ăn (Ảnh: Internet)

Cách làm chả lụa chay bằng nấm bào ngư

Nguyên liệu

  • 500g nấm bào ngư
  • 60g bột năng
  • 50g bột mì
  • 2 cọng hành boa rô
  • Gia vị: Đường, muối, dầu ăn, hạt nêm chay, tiêu hạt…

Cách làm chả lụa chay bằng nấm bào ngư

Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm nấm bào ngư với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút. Rửa nấm lại với nước nhiều lần, vắt thật ráo nước. Lưu ý, nấm còn nhiều nước chả sẽ bị nhão, do đó, khi vắt cần mạnh tay. Xé nấm bào ngư thành sợi hoặc cắt nhỏ.
  • Rửa sạch hành boa rô, cắt nhuyễn.

vắt khô nấm bào ngư

Rửa sạch, vắt nấm bào ngư thật ráo nước (Ảnh: Internet)

Trộn nấm bào ngư và xay nhuyễn

  • Cho nấm đã xé vào âu lớn, cho thêm 60g bột năng, 50g bột mì, trộn đều.
  • Để món chả thêm đậm đà, nêm thêm 2 muỗng hạt nêm chay, 2 muỗng cà phê đường, hành boa rô cắt nhuyễn, 2 muỗng cà phê tiêu xay, trộn đều.
  • Cho tất cả hỗn hợp vào máy xay bắt đầu xay thật nhuyễn.

xay nấm bào ngư

Xay hỗn hợp nấm bào ngư, bột năng, bột mì nhuyễn (Ảnh: Internet)

Hấp chả

  • Quét lên bề mặt bọc màng bọc thực phẩm lớp dầu ăn mỏng. Đây là mẹo đơn giản giúp chả không bị dính sau khi hấp chín.
  • Cho hỗn hợp nấm đã xay lên trên, dùng muỗng tán, lăn đều tạo thành hình trụ.
  • Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi, đặt vào xửng hấp khúc chả lụa, hấp trong vòng khoảng 30 phút.

tạo hình chả lụa chay từ nấm bào ngư

Tạo hình thành khúc chả lụa chay dài (Ảnh: Internet)

Thành phẩm

  • Khi chả chín, đợi nguội, lấy chả ra ngoài và cắt thành miếng nhỏ.
  • Chả lụa chay làm bằng nấm bào ngư tươi có độ dai ngon, cùng hương thơm của hành boa rô phi và tiêu, đi kèm vị cay cay của tiêu rất kích thích vị giác.

chả lụa chay từ nấm bào ngư

Chiên chả lụa chay làm bằng nấm bào ngư để thưởng thức ngon miệng hơn (Ảnh: Internet)

Cách làm chả lụa chay bằng đậu xanh

Nguyên liệu

  • 500g đậu xanh (đã cà sạch vỏ)
  • 10g nấm hương khô
  • Lá mơ
  • 2 tàu lá chuối
  • Cuộn dây nilong
  • Gia vị: Muối, đường, bột năng

Cách làm chả lụa chay bằng đậu xanh

Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch đậu xanh qua với nước, cho vào âu nước lớn, ngâm trong khoảng 4 tiếng để nở mềm, vớt ra rổ để cho ráo nước.
  • Ngâm nấm hương với nước lạnh trong khoảng 15 phút, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Rửa sạch lá mơ với nước muối pha loãng, cắt sợi.
  • Dùng khăn lau sạch lá chuối, chần sơ qua lá chuối với nước nóng để lá mềm, khi gói sẽ dễ hơn.

ngâm đậu xanh

Ngâm đậu xanh với nước trong 4 tiếng để đậu nở mềm (Ảnh: Internet)

Hấp và xay nhuyễn đậu xanh

  • Cho đậu xanh vào xửng, bắc lên bếp hấp khoảng 20 phút, cho đến khi đậu chín mềm.
  • Cho đậu xanh đã hấp vào cối xay, xay cho thật nhuyễn. Khi xay, lưu ý không nên cho thêm nước vào.
  • Cho lá mơ, nấm hương, 1 muỗng canh bột năng, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường vào đậu xanh đã xay, trộn đều.

hấp đậu xanh làm chả lụa chay

Hấp đậu xanh chín mềm rồi xay nhuyễn (Ảnh: Internet)

Gói chả

  • Xếp 2 lá chuối chồng lên nhau, quét lên trên bề mặt lớp dầu ăn.
  • Cho phần đậu xanh đã trộn đều gia vị lên trên.
  • Cuộn tròn lá chuối, gấp 2 phần đầu, dùng dây chặt đòn chả.
  • Sau khi gói lớp lá chuối, cuộn thêm bên ngoài lớp màng bọc thực phẩm. Đây là cách giúp định hình khúc chả tốt và giữ được mùi thơm của lá chuối.
  • Dùng tay lăn tròn để đòn chả thêm đẹp mắt.

gói chả lụa chay

Dùng dây cố định lá chuối để tạo hình khúc chả lụa chay làm từ nấm bào ngư (Ảnh: Internet)

Hấp chả

  • Bắc nồi lên bếp, đòn chả vào xửng hấp trong khoảng 30 phút.

hấp chả lụa chay

Hấp chả trong vòng 30 phút (Ảnh: Internet)

Thành phẩm

  • Chả lụa chay sau khi hấp chín, lấy ra ngoài đợi nguội. Cắt chả thành miếng vừa ăn, dùng kèm với muối tiêu chanh hoặc tương ớt.
  • Chả lụa chay làm từ đậu xanh mềm dai, thơm mùi hương đặc trưng của đậu xanh và lá mơ.

chả lụa làm bằng đậu xanh dẻo mềm

Hoàn thành cách làm chả lụa chay từ đậu xanh đơn giản (Ảnh: Internet)

Cách làm chả lụa chay bằng bột mì căn

Nguyên liệu

  • 100g bột mì căn
  • 2 lá chuối
  • Gia vị: Hạt nêm chay, tiêu…

Cách làm chả lụa chay bằng bột mì căn

Trộn bột với gia vị

  • Cho vào bột mì căn khoảng 3 muỗng cà phê hạt nêm, 3 muỗng cà phê tiêu.
  • Sau đó đổ từ từ 1.5 chén nước vào bột, trộn đều để bột thành một khối, không dính tay.
  • Nếu cảm thấy bột đặc, có thể cho thêm nước, còn bột loãng có thể trộn thêm bột.
  • Dùng chày giã bột cho đến khi bột mịn và dai. Công đoạn này thường mất khoảng 20-30 phút.

trộn bột mì căn

Trộn bột với gia vị rồi từ từ đổ thêm nước vào (Ảnh: Internet)

Gói và hấp chả

  • Xếp chồng 2 lá chuối lên nhau, quét lớp dầu ăn lên bề mặt. Cho phần bột vào giữa, gấp lá chuối rồi cuộn tròn, buộc chặt tay.
  • Cho nước vào bằng 2/3 nồi, đặt xửng lên trên, cho đòn chả vào hấp trong khoảng 40 phút là chín.

gói mì căn làm chả lụa

Cho bột vào giữa lá chuối rồi gói chặt tay (Ảnh: Internet)

Thành phẩm

  • Khi chả chín, vớt ra ngoài đợi nguội bớt, cắt thành lát vừa ăn.
  • Chả lụa chay được làm từ mì căn có độ dai, màu ngà đặc trưng, đẹp mắt.

chả lụa làm từ mì căn

Cách làm chả lụa chay bằng bột mì căn dễ thực hiện tại nhà (Ảnh: Internet)

Cách chọn nguyên liệu làm chả lụa chay

Chọn nguyên liệu là bước quan trọng trong chế biến chả lụa chay. Bởi nguyên liệu tươi sẽ giúp thành phẩm đạt hương vị thơm ngon. Ngược lại, chọn nguyên liệu không “chuẩn” sẽ khiến thành phẩm không chỉ không ngon mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi thực hiện các cách làm chả lụa chay trên, bạn cần chú ý:

Cách chọn tàu hũ ky tươi

  • Nên chọn tàu hũ ky tươi có màu trắng ngà, mùi thơm đặc trưng của đậu nành.
  • Dùng tay chạm vào, cảm nhận được độ mềm.
  • Không chọn những miếng có mùi hôi, sờ vào thấy nhớt tay.

Cách chọn tàu hũ ky khô

  • Chọn những miếng đậu hũ ky khô nguyên miếng, không bị nát vụn.
  • Nên chọn tàu hũ ky khô ráo, có màu vàng nhạt tự nhiên.
  • Tuyệt đối không chọn những miếng có mùi lạ hoặc ẩm mốc.

Cách chọn nấm bào ngư tươi

  • Nên chọn những cây nấm mọc thành cụm, có mũ nấm to, có màu trắng hoặc xám.
  • Chọn nấm bào ngư có mũ còn nguyên, không bị rách, nát.
  • Nấm bào ngư tươi thường có mùi thơm đặc trưng.

Cách chọn đậu xanh không vỏ

  • Nên chọn đậu xanh có màu vàng tươi, căng bóng, hạt đều.
  • Khi cầm lên sẽ cảm nhận được đậu xanh chắc tay và hơi cứng.
  • Tránh chọn những loại đậu xanh mà hạt nát vụn, màu sắc ngả màu sẩm hay có mùi ẩm mốc.

Cách bảo quản chả lụa chay

  • Bạn có thể bảo quản chả lụa chay ở ngăn đông tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản chúng được trong vài tháng. Còn nếu để ở ngăn mát, bạn vẫn có thể sử dụng chả lụa chay trong 1-2 tuần.

Trên đây là 7 cách làm chả lụa chay thơm ngon, cực đơn giản, dễ làm tại nhà. Tết sắp đến rồi, bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử ngay!



 

16 Tháng 12, 2022 0 Bình luận
10 FacebookTwitterPinterestEmail
thực đơn chay ngày Tết miền nam
Thực đơn chay

Thực Đơn Chay Ngày Tết Miền Nam Đậm Đà, Trọn Vị

by Minh Tuệ 7 Tháng 12, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Thực đơn chay ngày Tết miền Nam sẽ giúp bạn chọn được những món chay ngon để chuẩn bị trong ngày đầu năm. Cùng Ăn Chay Sống Khỏe điểm qua những món chay làm nên hương vị Tết tại vùng đất Nam Bộ nước ta nhé.

Mỗi dịp Tết đến là mọi người lại tất bật chuẩn bị những món ăn truyền thống quen thuộc. Vậy với người ăn chay thiếu đi những món ăn truyền thống có phải đã vắng đi hương vị Tết? Chắc chắn các món chay dưới đây không chỉ ngon miệng, chống ngán mà còn giúp các tín đồ ăn chay đón trọn không khí Tết nói chung và hiểu hơn về ẩm thực miền Nam nói riêng.

Thực đơn mâm cỗ chay ngày Tết miền Nam

Canh khổ qua chay

Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trên mâm cơm ngày đầu năm của người miền Nam. Bát canh thể hiện mong muốn những cái khổ đau của năm cũ sẽ qua đi, đón chào một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và bình an. Những gia đình ăn chay, vẫn có thể trưng bày trên mâm cơm nhà mình bát canh khổ qua nhồi thịt chay để thể hiện ước mong. Món ăn không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn giải nhiệt hiệu quả, giúp ngày Tết đỡ ngán hơn rất nhiều.

canh khổ qua chay

Canh khổ qua chay mang ước mong khổ đau năm cũ qua đi (Ảnh: Internet)

Bánh tét

Tương tự bánh chưng ở miền Bắc, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Nam nước ta. Bánh tét được làm từ gạo nếp, có phần nhân nằm chính giữa là chuối, đậu xanh, đậu đen… được gói bên ngoài nhiều lớp lá chuối. Chính vì thế, loại bánh này mang ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau,  cầu chúc cho sự ấm no và biết ơn tổ tiên. Đòn bánh tét được gói tròn trịa, xanh đẹp mắt thường được trưng trên mâm cỗ dâng lên tổ tiên trong suốt những ngày Tết.

bánh tét chay

Bánh tết xanh xuất hiện làm tăng thêm hương sắc mâm cơm ngày Tết miền Nam (Ảnh: Internet)

Lạp xưởng chay

Lạp xưởng chay khi hoàn thành sẽ có màu đỏ đẹp mắt cùng mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Vì thế, không lạ khi mâm cơm đầu năm của người dân miền Nam có lạp xưởng để cầu mong những điều tốt đẹp, sự sung túc sẽ đến trong năm mới. Lạp xưởng chay thường được chiên hoặc nướng để dậy lên hương thơm và dùng chung với cơm.

lạp xưởng chay

Lạp xưởng chay là món ăn không vắng trong mâm cơm ngày Tết của miền Nam (Ảnh: Internet)

Dưa giá chua ngọt

Dưa giá được mệnh danh là món ăn chống ngán “cực siêu” trong những ngày Tết. Thành phần nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản lại có thể sử dụng ngay, dưa giá khiến nhiều người mê đắm. Giá, hẹ, cà rốt giòn giòn, thấm vị chua ngọt giúp bạn “chiến” với mọi mâm cỗ thịnh soạn mà không lo ngại ngán dầu mỡ. Với những ai không dùng hẹ, có thể bỏ qua nguyên liệu này khi chế biến.

dưa giá chua ngọt

Dưa giá chay đem lại hương vị thanh mát, có tác dụng giải nhiệt ngày Tết (Ảnh: Internet)

Chả giò                                                                                               

Chả giò là món ăn quen thuộc không chỉ thường có mặt trong các bữa tiệc mà còn xuất hiện trên mâm cơm ngày Tết. Chả giò thông thường được làm từ thịt heo, tôm… Thế nhưng trong ẩm thực chay, chả giò chay được làm từ đậu xanh, cà rốt, củ sắn, su hào, nấm mèo, bún tàu, hành boa rô, đậu hũ chiên… vẫn không thua kém hấp dẫn. Chả giò chiên vàng ươm, chấm cùng bát nước mắm chay chua ngọt, ăn vào miệng giòn tan.

chả giò chay

Chả giò chay chiên có vỏ ngoài vàng ươm đẹp mắt, cuốn hút (Ảnh: Internet)

Dưa chua

Dưa chua là món ăn dân dã được dùng kèm với bánh tét, thịt kho trong những ngày Tết. Vị chua chua chua của dưa cải sẽ kích thích vị giác, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Dưa chua là lựa chọn hoàn hảo giúp cân bằng bữa ăn gia đình trong những ngày đầu năm. Với dưa chua, người miền Nam thường ăn sống hoặc xào để ăn kèm cơm.

dưa chua

Dưa chua có vị chua chua gia tăng cảm giác ngon miệng khi ăn (Ảnh: Internet)

Dưa hấu

Trên bàn thờ của những gia đình Nam Bộ trong ngày Tết không thể nào thiếu dưa hấu. Việc trưng này không chỉ để trang trí bàn thờ cho đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa cầu tài lộc và thịnh vượng cho gia đình. Bởi dưa hấu có ruột đỏ tượng trưng cho sự may mắn, còn vỏ xanh là hy vọng ẩn chứa niềm vui bên trong. Ngoài ra, đây cũng là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe.

dưa hấu

Dưa hấu đỏ là loại quả không thể vắng trên bàn thờ ngày Tết (Ảnh: Internet)

Thịt kho tàu

Nếu đón Tết tại miền Nam, bạn sẽ được thưởng thức món thịt kho tàu. Thịt kho tàu chay là món ăn hấp dẫn với hương vị đậm đà. Trứng được thay bằng cà pháo, miếng thịt được làm bằng bánh mì và sườn non chay đem đến sự độc đáo, mới lạ. Đặc biệt, khi chế biến, bạn có thể làm số lượng lớn để kho và dùng dần trong các ngày trong Tết.

thịt kho tàu chay

Thịt kho tàu chay có hương vị đậm đà, cam kết hao cơm (Ảnh: Internet)

Chả lụa

Chả lụa là món ăn không thể thiếu trong danh sách thực đơn chay ngày Tết miền Nam. Đây là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Chả lụa chay đậu xanh, nấm hương hoặc tàu hủ ky khô. Chả lụa chay được cắt thành lát ăn kèm với muối tiêu chanh hoặc tương ớt cùng rau xanh.

chả lụa chay

Chả lụa chay ăn kèm cùng muối tiêu chanh, cuộn rau xanh (Ảnh: Internet)

Bánh gai

Bánh gai là món ăn Tết mang đậm nét đặc trưng của văn hóa miền Nam. Hiện nay, loại bán này được bày bán khá nhiều tại các chợ, siêu thị trong những ngày đầu năm. Nhân bánh được làm từ đậu xanh hoặc dừa được bọc trong lớp nếp ngâm với nước lá gái nên có màu đen nhánh. Bánh dẻo thơm, ngọt ngào thể hiện ước muốn cầu mong điều tốt lành cho năm mới.

bánh gai

Bánh gai dẻo thơm có màu đen nhánh đẹp mắt (Ảnh: Internet)

Gỏi cuốn chay

Gỏi cuốn là món ăn quen thuộc trong dịp Tết của người miền Nam. Đó là sự kết hợp giữa đậu phụ chiên, rau, bún… được cuốn trong chiến bánh dẻo, chấm cùng tương đậu sệt. Món ăn này tương đối dễ thực hiện. Ngoài những ngày Tết, bạn cũng có thể chế biến để cả nhà thưởng thức trong những dịp cuối tuần.

gỏi cuốn chay

Gỏi cuốn chay làm đa dạng thực đơn chay ngày Tết miền Nam (Ảnh: Internet)

Ngày nay, có nhiều món ngon được lựa chọn nhờ đó thực đơn ngày Tết trở nên phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống mang ý nghĩa thiêng liêng vẫn được lưu giữ qua từng cái Tết. Hy vọng, với danh sách trên, các bạn có thể biết đến và chọn, lên được thực đơn chay ngày Tết miền Nam chuẩn bị mâm cỗ dâng lên ông bà, tổ tiên.

 

7 Tháng 12, 2022 0 Bình luận
7 FacebookTwitterPinterestEmail
cách làm thịt đông chay
Món chay dễ làm

Cách Làm Thịt Đông Chay Thơm Ngon Đón Tết!

by Minh Tuệ 5 Tháng 12, 2022
Đăng bởi Minh Tuệ

Cách làm thịt đông chay ngon, đơn giản sẽ giúp bạn có thêm món ngon chuẩn bị đón Tết đến. Không dùng thịt, mỡ, bì lợn, món ăn vẫn đông và đạt hương vị thơm ngon, không gây ngán. Cùng khám phá ngay cách chế biến đặc biệt này để chiêu đãi cả nhà nhé.

Ý nghĩa món thịt đông ngày Tết

Thịt đông là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong nhiều gia đình miền Bắc nước ta vào dịp Tết. Thịt đông thông thường được làm từ thịt, bì, giò lợn. Sau này, có cả phiên bản thịt đông thì thịt gà. Trong ẩm thực chay, thịt đông được chế biến từ các loại nấm, rau củ khác nhau đem lại hương vị mới lạ, độc đáo, không kém phần hấp dẫn.

Phần thịt đông trong như thạch thể hiện ước muốn an lành, trong trẻo trong cả năm. Các nguyên liệu trên trong hòa quyện và gắn kết như lời chúc năm mới may mắn, thuận hòa, gắn kết tình duyên tốt đẹp. Thưởng thức món ăn trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu năm cùng với miếng thịt đông thấm vị cùng dưa hành càng khiến hương vị ngày Tết thêm trọn vẹn.

thịt đông chay ngày tết

Thịt đông chay sử dụng nguyên liệu là các loại nấm và rau củ (Ảnh: Internet)

Cách làm thịt đông chay nấm đơn giản, chuẩn vị Tết

Nguyên liệu

  • 7g bột rau câu dẻo
  • 50g nấm đông cô
  • 10g nấm mèo
  • 50g nấm bào ngư
  • 100g cà rốt
  • 3 muỗng thính gạo
  • 500ml nước
  • Gia vị: Đường, muối, hạt nêm chay, dầu ăn, tiêu xay…

Cách làm thịt đông chay tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, tạo hình cánh hoa, cắt lát mỏng.
  • Ngâm nấm mèo với nước nóng trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch, cắt mạnh tay. Cắt nấm mèo thành sợi mỏng và dài.
  • Rửa sạch nấm bào ngư, xé thành 2-3 miếng.
  • Rửa sạch nấm đông cô, cắt thành lát mỏng.

Các loại nấm sẽ giúp thịt đông chay có vị ngọt tự nhiên (Ảnh: Internet)

Bước 2: Xào nấm, cà rốt

  • Bắc chảo lên bếp, cho 3 muỗng dầu ăn vào đun sôi.
  • Cho cà rốt và các loại nấm vào xào, cho thêm 2 muỗng thính gạo, 1 muỗng đường, ½ muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm chay, ½ muỗng tiêu xay, đảo đều.
  • Xào trong khoảng 5 phút để phần nhân chín và thấm đều gia vị, tắt bếp.

Nêm gia vị và xào để phần nhân thịt đông chay đậm đà (Ảnh: Internet)

Bước 3: Nấu rau câu làm thịt đông chay

  • Cho 500ml nước vào nồi lớn, cho 7g rau câu vào khuấy đều và để yên trong vòng khoảng 15 phút.
  • Bắc nồi lửa lên bếp, đun với lửa lửa, vừa đun vừa khuấy đều để rau câu không bị vón cục. Khi hỗn hợp sôi được 5 phút, hạ lửa nhỏ. Để rau câu không bị bọt, bạn tiếp tục khuấy thêm 2 phút.

Khuấy đều khi nấu rau câu để thành phẩm thịt đông không bị vón cục (Ảnh: Internet)

Bước 4: Tạo hình thịt đông

  • Xếp cà rốt vào bát, thêm các loại nấm đã xào vào cùng.
  • Cho phần rau câu vừa nấu vào bát, đợi nguội bớt rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút.

Cho các nguyên liệu vào bát để tạo hình thịt đông chay (Ảnh: Internet)

Bước 5: Thành phẩm

  • Khi bát thịt đông đã đông cứng, bạn lấy ra ngoài, úp ngược trên đĩa và lấy bát ra.
  • Thành phẩm bát thịt đông chay có phần nước trong, các nguyên liệu bên trong chín thấm vị, phần nấm đông cô, bào ngư mềm kết hợp cùng nấm mèo và cà rốt giòn sần sật.
  • Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh mát chạm ngay đầu lưỡi.

Thịt đông chay có vị thanh mát hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách làm thịt đông chay từ tảo Spirna

Nguyên liệu

  • 4 muỗng cà phê bột tảo Spirulina
  • 4 cái nấm mèo
  • 100g củ cà rốt
  • 50g bí đỏ
  • 50g bột gạo lứt
  • Gia vị: Muối, dầu ăn, hạt nêm chay, tiêu xay…

Cách làm thịt đông chay thơm ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm nấm mèo với nước ấm trong khoảng 15 phút, cắt bỏ phần chân nấm. Cắt nấm thành sợi nhỏ.
  • Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ.
  • Gọt vỏ củ cà rốt, rửa sạch, tạo hình cánh hoa, cắt thành lá mỏng.
  • Cho vào bát 100ml nước, cho 4 muỗng cà phê bột tảo Spirulina vào khuấy đều.

Tỉa hoa cà rốt rồi cắt lát mỏng để món thịt đông chay thêm bắt mắt (Ảnh: Internet)

Bước 2: Xào nhân

  • Bắc chảo lên bếp, thêm muỗng dầu ăn đun nóng. Dầu sôi, cho nấm mèo vào xào rồi thêm bí đỏ, cà rốt vào xào cùng.
  • Để phần nhân thêm đậm đà, nêm nếm gia vị muối, hạt nêm chay, tiêu xay, đảo đều.

Xào nấm để làm nhân thịt đông chay (Ảnh: Internet)

Bước 3: Tạo hình thịt đông chay

  • Cho nước vào nồi, nấu với lửa lớn cho sôi.
  • Cho phần nước tảo vào cùng, vặn nhỏ lửa, khuấy đều tay.
  • Múc phần nước và các nguyên liệu bên trong ra bát, để nguội.
  • Cho bát thịt đông vào tủ lạnh để khoảng 2 tiếng là hoàn thành cách làm món thịt đông chay.

Miếng thịt đông chay thanh mát, chống ngán ngày Tết hữu hiệu (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý khi thực hiện cách làm thịt đông chay

Lưu ý

Khi thực hiện cách nấu món thịt đông chay, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Với cả 2 cách làm trên, khi nấu sôi cũng cần khuấy đều tay để thành phẩm trong đẹp mắt.
  • Trước khi để vào tủ lạnh, bạn cần dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát thịt đông chay.
  • Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho vào bát thịt đông ít rau ngò rí.

Bảo quản

Thịt đông chay bảo quản được bao lâu? Bảo quản như thế nào để giúp thịt đông chay giữ được hương vị thơm ngon? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi thực hiện món ăn này.

  • Nếu bảo quản trong tủ lạnh, thịt đông chay có thể bảo quản được trong vòng 7-10 ngày.
  • Thịt đông chay sau khi lấy từ tủ lạnh ra ngoài không nên để quá 6 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Thịt đông chay ăn với gì?

  • Để ngon miệng hơn, bạn có thể ăn kèm thịt đông chay với muối tiêu chanh hoặc nước mắm chay.
  • Miếng thịt đông chay thanh mát ăn kèm với dưa chua, củ kiệu, cơm trắng tạo nên hương vị ngon khó cưỡng.

Với các thành phần nguyên liệu đơn giản dễ tìm mua, cách thực hiện đơn giản, thịt đông chay trên mâm cỗ sẽ giúp cho không khí Tết thêm sum vầy. Ngày Tết đã cận kề, bạn hãy cùng thử ngay cách làm thịt đông chay để thực hiện sẵn nhé. Hương vị thơm ngon đậm vị, không gây béo, ngán lại rất bổ dưỡng, chắc chắn thịt đông chay sẽ giúp bạn chiếm trọn điểm 10 của người thân.

 

5 Tháng 12, 2022 0 Bình luận
11 FacebookTwitterPinterestEmail
Bài viết mới
Bài viết cũ

Về tác giả

Về tác giả

Minh Tuệ

Từng là người nghiện đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu mỡ, hiểu được những “rắc rối” của nhiều người khi ăn chay, mình muốn chia sẻ với các bạn “thư viện nhỏ” này với các công thức đồ chay ngon, chế độ ăn chay hữu ích…

Bài viết mới nhất

  • Danh Sách Các Món Xào Chay Ngày Tết Không Nên Bỏ Lỡ

    23 Tháng mười một, 2024
  • Gỏi Chay Ngày Tết: Công Thức Món Ăn Tươi Ngon Đậm Chất Truyền Thống

    16 Tháng mười một, 2024
  • Cách Làm Salad Chay Tết Đơn Giản, Thanh Mát Và Bổ Dưỡng

    10 Tháng mười một, 2024
  • 8 cách làm mứt đơn giản cho ngày Tết thêm trọn vẹn hương vị

    2 Tháng mười một, 2024

Đăng ký nhận tin tức mới nhất

Subscribe my Newsletter for new blog posts, tips & new photos. Let's stay updated!

Danh mục

  • Cẩm nang sức khỏe (7)
  • Chế biến sẵn (1)
  • Gia vị (5)
  • Góc thiện nguyện (1)
  • Món chay dễ làm (38)
  • Thực dưỡng (1)
  • Thực đơn chay (4)
  • Thực phẩm tươi (5)

@2020 - Ăn Chay Sống Khỏe. All Right Reserved.


Lên trên
Ăn Chay Sống Khỏe
  • Trang chủ
  • Thực phẩm chay
    • Thực phẩm tươi
    • Chế biến sẵn
    • Gia vị
  • Góc bếp
    • Món chay dễ làm
    • Thực đơn chay
  • Thực dưỡng
  • Tin ăn chay
    • Cẩm nang sức khỏe
    • Địa điểm ăn chay
    • Ẩm thực chay thế giới
  • Góc thiện nguyện
  • Giới thiệu
  • Liên hệ