Những điều cần biết về phương pháp thực dưỡng

by Minh Tuệ

Phương pháp thực dưỡng là gì? Thực dưỡng khác với chế độ ăn chay thông thường như thế nào? Lợi ích của ăn chế độ thực dưỡng? Tất cả đều sẽ được giới thiệu tất tần tật trong bài viết dưới đây.

Thực dưỡng là chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì thế, chế độ này ngày càng dần trở nên phổ biến. Thế nhưng, nhiều người chỉ biết thực dưỡng là sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật. Thực tế, xoay quanh chế độ này có rất nhiều vấn đề thú vị. Nội dung bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực dưỡng, cách ứng dụng đảm bảo dinh dưỡng, mang lại giá trị bất ngờ.

Phương pháp thực dưỡng Ohsawa là gì?

Thực dưỡng (tên tiếng Anh là Macrobiotic) hay còn được biết đến với tên gọi là phương pháp thực dưỡng Ohsawa. Tên gọi Ohsawa xuất phát từ chính vị “cha đẻ” – người nghiên cứu ra phương pháp này là Georges Ohsawa. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã nhận ra được mối quan hệ mật thiết giữa thực phẩm và sức khỏe con người. Theo ông, thực phẩm đóng vai trò bảo vệ và duy trì sức khỏe. Thực phẩm tự nhiên cũng chính là vị thuốc tốt nhất dành cho cơ thể, giúp ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh.

Năm 1982, nhiều người biết đến việc chữa ung thư theo phương pháp thực dưỡng thông qua sự kiện giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia của Mỹ – bác sĩ Thony Sattilaro chữa lành ung thư xương bằng cách ăn muối vừng và gạo lứt. Đến nay, chế độ ăn thực dưỡng đã được tổ chức y tế thế giới WHO khuyên dùng để phòng và chữa bệnh. Phương pháp này sử dụng một số loại thực phẩm như muối vừng, gạo lứt…

Sự khác biệt giữa chế độ thực dưỡng ở châu Âu và châu Á

Phương pháp này cũng được chấp nhận và ứng dụng ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, tùy khu vực mà chế độ thực dưỡng cũng có những điểm khác biệt nhất định. Đặc biệt, giữa khu vực châu Á và châu Âu có những khác biệt nổi bật hơn cả, cụ thể:

  • Ở châu Á: Tại đây, văn hóa ẩm thực thực dưỡng được vận hành theo triết lý âm dương. Vì thế, thực phẩm được chia thành 2 loại thực phẩm lạnh (tính hàn), thực phẩm nóng (tính nhiệt).
  • Ở châu Âu: Còn ở các nước châu Âu, thực phẩm cũng được chia thành 2 loại nhưng là thực phẩm giàu axit và thực phẩm giàu kiềm.

Các bậc của phương pháp thực dưỡng

các cấp bậc của phương pháp thực dưỡng

Chế độ thực dưỡng được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau

Thực đơn ăn theo phương pháp thực dưỡng được chia thành 10 bậc. Những cấp bậc này được chia theo tỷ lệ thực phẩm sử dụng trong mỗi khẩu phần của người ăn. Trong 10 cấp bậc của thực đơn thực dưỡng, chỉ có tối đa 5% thức ăn là đồ ngọt, còn lại tất cả đều sử dụng thực phẩm thiên nhiên, tươi.

10 cấp bậc thực dưỡng

Cấp bậc

Tỷ lệ thực phẩm

Bậc số 7

  • 100% gạo lứt cho cả ngày
  • Không dùng bất kì thức ăn nào khác

Bậc số 6

  • 90% gạo lứt
  • 10 % rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước

Bậc số 5

  • 80% gạo lứt
  • 20% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước

Bậc số 4

  • 70% gạo lứt
  • 20% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước
  • 10% canh súp thuần thực vật

Bậc số 3

  • 60 % gạo lứt
  • 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước
  • 10% canh súp thuần thực vật

Bậc số 2

  • 50% gạo lứt
  • 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước
  • 10% canh súp thuần thực vật
  • 10% sản phẩm động vật chế biến ít nước (nếu ăn chay thì đổi thành ngũ cốc)

Bậc số 1

  • 40% gạo lứt
  • 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước
  • 10% canh súp thuần thực vật
  • 20% Sản phẩm động vật chế biến ít nước (nếu ăn chay thì đổi thành ngũ cốc)

Bậc số -1

  • 30% gạo lứt
  • 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước
  • 10% canh súp thuần thực vật
  • 20% sản phẩm động vật chế biến ít nước
  • 10% rau sống và trái cây.

Bậc số -2

  • 20% gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước
  • 10% canh súp thuần thực vật
  • 25% Sản phẩm động vật chế biến ít nước
  • 10% rau sống và trái cây
  • 5% tráng miệng và đồ ngọt

Bậc số -3

  • 10% gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước
  • 10% canh súp thuần thực vật
  • 30% sản phẩm động vật chế biến ít nước
  • 15% rau sống và trái cây
  • 5% tráng miệng và đồ ngọt

Sự khác biệt giữa phương pháp thực dưỡng Ohsawa và ăn chay đơn thuần

tìm hiểu thực dưỡng

Tìm hiểu về thực dưỡng cần biết những điểm khác biệt so với ăn chay đơn thuần

Phương pháp thực dưỡng và ăn chay đơn thuần có gì khác biệt là thắc mắc chung của rất nhiều người. So với ăn chay đơn thuần, chế độ thực dưỡng Ohsawa có một số đặc điểm sau đây:

  1. Mục đích xuất phát từ sức khỏe, trị bệnh

Phương pháp ăn thực dưỡng dựa trên sự kết hợp giữa 2 loại thực phẩm (hàn – nhiệt) để tạo và duy trì nên sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Những thức ăn trong chế độ thực dưỡng không quá dương cũng không quá âm. Đồng thời, sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên nên có tác dụng thanh lọc cơ thể. Vì thế, mục đích của ăn chay thực dưỡng là vì sức khỏe chứ không phải tín ngưỡng, tâm linh như ăn chay đơn thuần.

  1. Có chế độ ăn, tỷ lệ thực phẩm kết hợp rõ ràng

Ohsawa đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu là chế độ thực dưỡng. Thực dưỡng được chia thành 10 cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp bậc có sự kết hợp các loại thực phẩm theo tỷ lệ khác nhau, phù hợp với mục đích và đối tượng khác nhau.

  1. Gạo lứt là nguồn thực phẩm chủ đạo

Chế độ ăn thực dưỡng Ohsawa sử dụng gạo lứt là nguồn thực phẩm chủ đạo. Các loại thực phẩm đều được ưu tiên sử dụng tự nhiên, hạn chế qua chế biến. Hai phương pháp chế biến thường sử dụng là hấp và luộc. Bởi những phương pháp này, thực phẩm giữ nguyên được hương vị và giá trị dinh dưỡng.

  1. Sử dụng thức ăn theo mùa

Trong nguyên tắc của thực dưỡng, con người nên ăn chọn những thực phẩm có sẵn tại nơi họ sinh ra và sử dụng thức ăn theo mùa. Ohsawa lý giải rằng, trời đất sinh vạn vật đều để tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, cùng là rau củ, bạn nên chọn những loại có sẵn ở địa phương và chọn theo mùa nào thức ấy.

  1. Được phép sử dụng thực phẩm động vật

Chế độ thực dưỡng nguyên thủy được phép ăn sản phẩm từ động vật với số lượng ít. Ngoài ra, các loại thực phẩm còn lại của chế độ thực dưỡng cũng là rau củ, hạt, ngũ cốc giống như chế độ ăn chay đơn thuần. Ở 1 số cấp bậc, người ăn chay thực dưỡng chỉ ăn hoàn toàn rau củ, hạt.

Một số món chay thực dưỡng

Phương pháp thực dưỡng ngày càng được ưa chuộng, do đó nhiều người tìm kiếm danh sách những món chay thực dưỡng ngon để “đổi gió” thực đơn. Dưới đây là một số món thực dưỡng cũng là món ăn yêu thích của nhiều gia đình.

Cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt có hương vị thơm ngon

Thực hành phương pháp thực dưỡng bằng gạo lứt, chắc hẳn bạn cũng biết nhiều món ăn ngon chế biến từ loại nguyên liệu này như cơm gạo lứt trộn, mì, bánh xèo, phở, bún, cơm gạo lứt muối mè, cháo… Gạo lứt chứa nhiều vitamin và chất khoáng giúp giảm thiểu cholesterol trong máu, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa ung thư hiệu quả. Cháo gạo lứt có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, cách chế biến đơn giản nên rất được ưa chuộng.

Salad hoa quả

salad hoa quả cho ăn chay thực dưỡng

Salad hoa quả có vị tươi mát, bổ dưỡng

Salad hoa quả là món ăn giúp thực đơn của bữa ăn thực dưỡng trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn. Với món ăn này, bạn có thể linh động kết hợp nhiều loại rau, củ, quả khác nhau để chế biến. Kết hợp cùng ít nước sốt, chắc chắn món ăn này sẽ giúp nhiều người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Đây cũng là món ăn ưa thích của những người đang giảm cân bằng phương pháp thực dưỡng.

Súp yến mạch

Súp yến mạch

Cách chế biến súp yến mạch khá đơn giản, nhanh chóng

Nếu là người theo đuổi chế độ ăn thực dưỡng, chắc hẳn bạn cũng còn xa lạ gì với món súp yến mạch. Món ăn này thường được dùng làm bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ. Món súp có vị béo, thơm ngon hấp dẫn cung cấp năng lượng và chất béo lành mạnh để cơ thể hoạt động cả ngày dài. Súp yến mạch cũng là món ăn “quốc dân” luôn có mặt trong thực đơn thực dưỡng hiện đại.

Chè sắn dây

chè sắn dây

Chè sắn dây có tính mát giải nhiệt tốt

Sắn dây là loại thực phẩm tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Chính vì thế, sắn dây trở thành loại nguyên liệu dùng chế biến thành rất nhiều món chè khác nhau. Chè sử dụng bột sắn dây có độ sánh, đặc, vị ngọt khiến người ăn ấn tượng ngay khi chạm đầu lưỡi.

Có dễ thực hành và duy trì chế độ thực dưỡng?

Thực hành và duy trì chế độ thực dưỡng là điều không hề dễ dàng. Ban đầu, bạn cần dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng về tất tần tật thông tin về thực dưỡng. Cùng với đó, bạn cũng cần sự nỗ lực và cố gắng khi thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Song trên thực tế, vượt qua được giai đoạn ban đầu thì rất nhiều người cảm thấy mọi thứ dễ dàng hơn và thêm động lực bởi chính sự cải thiện sức khỏe mỗi ngày.

Bên cạnh chế độ ăn, thực dưỡng còn là lối sống lành mạnh. Theo hướng dẫn ăn thực dưỡng, người thực hành còn cần tuân theo một số nguyên lý như giữ tâm thế vui vẻ, khi thức ăn đầy trong miệng cần nhai ít nhất 50 lần trước khi nuốt, nên ăn 2-3 lần trong ngày, dừng lại trước khi cảm thấy no, thực hiện bài tập thể dục song song với thực hành ăn thực dưỡng.

Phương pháp thực dưỡng không có thực hiện và duy trì như nhiều người nghĩ

Người ăn chay có thể thực hiện chế độ thực dưỡng không?

Chế độ thực dưỡng cho phép ăn cá và một số loại sản phẩm từ động vật. Người ăn chay muốn thực hành chế độ thực dưỡng có thể lựa chọn những cấp bậc thực dưỡng không sử dụng thực phẩm từ động vật. Và cần lưu ý thay thế, bổ sung những thực phẩm ăn chay bổ dưỡng có chứa vitamin B12, sắt, kẽm, vitamin D và acid béo omega – 3 để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và áp dụng phương pháp thực dưỡng đúng cách để cải thiện sức khỏe và tinh thần. Đừng quên theo dõi những công thức chế biến món ăn thực dưỡng ngon để thực hiện tại nhà nhé.

Leave a Comment